7. Kết cấu của luận văn
1.4. Mô hình nghiên cứu
1.4.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, như Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016), Lương Trung Ngãi (2019) và Phan Quan Việt và cộng sự (2020), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, bao gồm các nhân tố (về phía ngân hàng) ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên như sau:
QDVV = β0 + β1 × CSTD + β2 × TT + β3 × TH + β4 × NV + β5 × DKTD + ε
Trong đó, Q D W là quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên; C S T D là chính sách tín dụng; TT là sự thuận tiện; T H là thương hiệu ngân hàng; NV là đội ngũ nhân viên của ngân hàng; và D KT D là điều kiện tín dụng của ngân hàng. β i (i = 1,5) là các hệ số hồi quy; β0 là hằng số; và ε là số hạng sai số. Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu bao gồm 5 nhân tố như sau: (1) Chính sách tín dụng (đa dạng các sản phẩm tín dụng; thủ tục đi vay; thời gian giải quyết hồ sơ; lãi suất cho vay); (2) Sự thuận tiện (địa điểm giao dịch; được hỗ trợ và tư vấn 24/7); (3) Thương hiệu ngân hàng (tính tin cậy; độ phủ sóng thương hiệu; quy mô mạng lưới chi nhánh); (4) Đội ngũ nhân viên (trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; thái độ và tác phong; khả năng giao tiếp; am hiểu tâm lý khách hàng); và (5) Điều kiện tín dụng (điều kiện tài sản đảm bảo; tính minh bạch báo cáo tài chính; triển vọng dự án sản xuất kinh doanh). Thông qua việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, ban
lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Phú Yên có thể xây dựng các chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu.