7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp 2 phuơng pháp nghiên cứu định tính và định luợng; tác giả đua ra quy trình nghiên cứu nhu Sơ đồ 1.2.
(1) Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ đuợc thực hiện dựa vào thang đo từ các nghiên cứu truớc đây (Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy, 2016; Luơng Trung Ngãi, 2019; và Phan Quan Việt và cộng sự, 2020), nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi. Tiến hành phỏng vấn sâu với 5 cán bộ quản lý khách hàng hiện đang làm việc tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên để tham khảo ý kiến, nhằm hiệu chỉnh bảng phỏng vấn cho phù hợp với tình hình thực tế.
(2) Giai đoạn 2: Nghiên cứu định luợng đuợc tiến hành thông qua bảng câu hỏi từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát để uớc luợng và kiểm định mô hình. Mau dữ liệu đuợc thu thập thông qua bảng câu hỏi, đuợc gửi đến các nhà quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đang có quan hệ tín dụng tại BIDV - Chi
nhánh Phú Yên. Bảng câu hỏi gồm 20 quan sát, mỗi câu hỏi đuợc đo luờng dựa trên thang đo Likert 5 điểm. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 nhằm đánh giá thang đo, phân tích hồi quy và phân tích các kết quả
Sơ đồ 1.2. Trình tự nghiên cứu đề xuất.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính
1.4.4.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát. Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là các cán bộ quản lý tín dụng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Đây là những người thường xuyên quản lý các hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, do đó, các góp ý sẽ đóng góp hữu ích cho tác giả. Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: Sử dụng thảo luận theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nội dung thảo luận: Trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên, các biến quan sát cho từng thang đo các thành
quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú
Yên, tác giả tiến hành xây dựng thang đo chính thức của nghiên cứu, đuợc trình bày tại Bảng 1.1. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức
phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất (tham khảo Phụ lục 1). Thời gian phỏng vấn đuợc tiến hành từ 1 - 2 giờ. Trình tự tiến hành theo 5 buớc sau:
(1) Buớc 1: Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn.
(2) Buớc 2: Tiến hành thảo luận giữa nguời nghiên cứu với từng đối tuợng đuợc chọn tham gia nghiên cứu định tính, để thu thập dữ liệu liên quan, bao gồm: thái độ của doanh nghiệp đối với vay vốn; các yếu tố ảnh huởng đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên; ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tuợng tham gia thảo luận.
(3) Buớc 3: Sau khi phỏng vấn hết các đối tuợng, dựa trên thông tin thu đuợc, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.
(4) Buớc 4: Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ đuợc trao đổi lại với các đối tuợng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính đuợc kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả truớc đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.
(5) Buớc 5: Đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh nhất.
1.4.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh huởng đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên, tác giả thu đuợc kết quả nhu sau: Quyết định vay vốn của các doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên chịu chi phối bởi các thành phần giống mô hình nghiên cứu đề xuất, đó là: (1) chính sách tín dụng; (2) sự thuận tiện; (3) thuơng hiệu ngân hàng; (4) đội ngũ nhân viên; và (5) điều kiện tín dụng.
STT Ký hiệu Phát biểu Nguồn tham khảo
(1) Chính sách tín dụng
1 CSTD1 Các sản phâm tín dụng đa dạng ~ λ
______ Nguyễn Hồng Hà và
2 CSTD2 Thủ tục đi vay đơn giản ʌ
, cộng sự (2013), Siddique Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh
3 CSTD3 (2012), Trần Quốc Hoàn
chóng
Ă (2018)
4 CSTD4 Lãi suất cho vay cạnh tranh
(2) Sự thuận tiện
Ngân hàng có nhiều sản phâm
5 TT1 tiện ích, các giải pháp ngân hàngtoàn diện mang lại sự tiện lợi cho
doanh nghiệp Siddique (2012), Alina
6 TT2 Các chi nhánh có vị trí thuận lợiđể thực hiện giao dịch (2010)
7 TT3 Khách hàng được hỗ trợ và tưvấn mọi lúc mọi nơi
(3) Thương hiệu ngân hàng
8 TH1 Thương hiệu ngân hàng xuất hiện
Ngân hàng có uy tín trên thị 9 TH2
truờng
Ngân hàng có mạng luới chi 10 TH3
nhánh phủ sóng rộng khắp
(4) Đội ngũ nhân viên
Trình độ chuyên môn và kiên 11 NV1
thức nghiệp vụ tốt _ . ,
Trần Quốc Hoàn (2018), 12 NV2 Thái độ ân cần, lịch sự _
, Nguyễn Thị Ái Thơ Khả năng giao tiêp với khách
13 NV3 ɪ , (2020), Pandula (2010) hàng tốt
14 NV4 Nắm bắt tâm lý khách hàng tốt
(5) Điều kiện tín dụng
Doanh nghiệp đáp ứng đuợc điều 15 DKTD1 ~
kiện tài sản đảm bảo
Doanh nghiệp có thể cung cấp
16 DKTD2 Nguyễn Thị Ái Thơ
báo cáo tài chính minh bạch
(2020) Dự án đầu tu và phuơng án sản
17 DKTD3 xuất kinh doanh của doanh nghiệp có triển vọng sinh lời
(6) Quyết định vay vốn
Doanh nghiệp quyêt định vay 18 QDVV1 vốn tại BIDV - Chi nhánh Phú
Nguyễn Thị Ái Thơ Yên
(2020) Doanh nghiệp sẽ tiêp tục vay vốn
19 QDVV2 __ __
20 QDVV3 nguời thân vay vốn tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
1.4.5.1. Phương pháp chọn mâu
Để xác định cỡ mẫu điều tra, đại diện cho tổng thể nghiên cứu, còn phụ thuộc vào phương pháp phân tích; nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo nghiên cứu của Bentler và Chou (1987), trong phân tích nhân tố khám phá (EFA), số lượng mẫu được xác định ≥ 5 lần số biến quan sát sẽ đủ độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, có 20 biến quan sát, nên số lượng mẫu cần thiết phải ≥ 5×20 = 100 là đủ để phân tích nhân tố khám phá (EFA). Việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý của các doanh nghiệp tham gia vay vốn tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Bảng câu hỏi sẽ được tác giả chuyển đi bằng hình thức phát bảng câu hỏi được in sẵn trực tiếp đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất. Phạm vi khảo sát: khách hàng doanh nghiệp của BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Thời gian: từ tháng 05/2021 đến tháng 7/2021. Quá trình thực hiện nghiên cứu có 208 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát, tác giả thu được 203 phản hồi từ các đáp viên; trong đó, có 195 bảng trả lời hợp lệ.
1.4.5.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach ’s Alpha
Đối với thang đo, để đo lường độ tin cậy, chỉ số thống nhất nội tại thường được sử dụng chính là hệ số Cronbach’s Alpha (nhằm xem xét liệu các câu hỏi trong thang đo có cùng cấu trúc hay không). Hệ số Cronbach’s
Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:
„= k Λ ∑i= .'A
α=k÷A1- 4 )
Trong đó, a là hệ số Cronbach’s Alpha; k là số mục hỏi trong thang đo;
ơị là phương sai của tổng thang đo; và ' là phương sai của mục hỏi thứ i. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết các biến quan sát nào cần phải loại bỏ và biến quan sát nào cần được giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến
- tổng để loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo, bao gồm:
(1) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số này lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu hoặc hoàn cảnh nghiên cứu mới (Nunnally, 1998; Peterson, 1994; Slater, 1995; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy từ 0,6 trở lên.
(2) Hệ số tương quan biến - tổng: Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.
1.4.5.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho các biến thành phần. Phân tích nhân tố khám phá sẽ trả lời câu hỏi
liệu các biến quan sát dùng để xem xét tác động của các nhân tố thành phần đến quyết định vay vốn của khác hàng doanh nghiệp có độ kết dính cao không và chúng có thể rút gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét hay không. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhu sau:
(1) Đánh giá chỉ số Kaiser-Maye-Olkim (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá. Nếu chỉ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố khám phá sẽ phù hợp.
(2) Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: Độ tuơng quan giữa các biến số quan sát bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05) thì các biến có tuơng quan với nhau trong tổng thể.
(3) Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến (Geibing và Anderson, 1988). Phuơng pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phuơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn sau để thực hiện phân tích nhân tố khám phá:
(1) Chỉ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1.
(2) Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05).
(3) Giữ lại các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5 và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phuơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
1.4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính đuợc sử dụng để kiểm định mối tuơng quan tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến phụ thuộc với biến độc lập. Có hai phuơng pháp để đánh giá mức độ tuơng quan trong phân tích hồi quy tuyến tính. Thứ nhất là qua đồ thị phân tán và hệ số tuơng quan Pearson.
Trong đó, hệ số tương quan Pearson càng tiến đến 1, hai biến có mối tương quan càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra; vì nếu hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, các ước lượng hồi quy có thể thiếu chính xác do khoảng tin cậy cao và thống kê t ít có ý nghĩa. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hiện tượng đa cộng tuyến có thể được kiểm chứng thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF). Nếu hệ số VIF > 2 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Sau khi phân tích tương quan giữa các biến hồi quy, tác giả sẽ thực hiện các kỹ thuật hồi quy dựa trên ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) với điều kiện là phân phối chuẩn được đảm bảo. Bên cạnh đó, hệ số thu được trong phương trình hồi quy tuyến tính sẽ đại diện cho mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong trường hợp các biến sử dụng cùng một thang đo định danh có giá trị từ 1 đến 5, hệ số hồi quy càng lớn, biến độc lập càng có ảnh hưởng mạnh lên biến phụ thuộc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Trong Chương 1, tác giả trình bày các nền tảng lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, tác giả vắn tắt các khái niệm về tín dụng, tín dụng doanh nghiệp, đặc điểm cùng tầm ảnh hưởng của hoạt động cho vay doanh nghiệp. Tiếp theo, tác giả cung cấp các hiểu biết về phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp cùng các chỉ số đo lường mức độ phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp được tác giả sơ lược từ góc độ tiếp cận vay vốn của doanh nghiệp đến việc lựa chọn (quyết định) vay vốn ngân hàng. Trong nghiên cứu này, nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cụ thể, tác giả tiến hành hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên; từ đó, ban lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Phú Yên có thể đề ra các giải pháp thúc đẩy quy mô dư nợ doanh nghiệp, thu hút và mở rộng quy mô khách hàng doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp. Do đó, cuối Chương 1, tác giả đề cập các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cùng cách xác định mẫu nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN
2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên (BIDV - Chi nhánh Phú Yên) được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990, trên cơ sở nâng cấp từ phòng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Phú Yên. Sau khi có quyết định số 645/TTg ngày 18/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, chuyển bộ phận cấp phát sang Cục đầu tư, và quyết định số 70/NH5 ngày 21/03/1995, quyết định số 318/NH5 ngày 25/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển sang thực hiện chiến lược kinh doanh đa năng tổng hợp. Là ngân hàng thương mại ra đời muộn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, BIDV - Chi nhánh Phú Yên đã xây dựng chiến lược kinh doanh 3 năm, 5 năm, vạch ra hướng đi của từng giai đoạn, có chính sách khách hàng phù hợp cho từng đối tượng.
Từ một đơn vị chuyên doanh trong lĩnh vực cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, với quyết tâm cao của toàn cán bộ Chi nhánh cùng với sự đổi mới, mạnh mẽ của toàn hệ thống, Chi nhánh đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Đến nay, Chi nhánh đã có bộ máy tổ chức đủ các phòng ban gồm 105 cán bộ, trình độ đại học chiếm 100%, thực hiện đầy đủ chức năng của ngân hàng thương mại tổng hợp. Cơ sở vật chất của BIDV - Chi nhánh Phú Yên không
PHÒNG QUẢN TRỊ
ngừng mở rộng. Không chỉ có trụ sở chính tại số 100 Duy Tân, Phường 5, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên, BIDV - Chi nhánh Phú Yên còn mở thêm 5 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Phú Lâm tại số 310 Nguyễn Văn