Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu 1123 phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 5 biến độc lập, gồm: chính sách tín dụng (CSTD), sự thuận tiện (TT), thương hiệu (TH), đội ngũ nhân viên (NV) và điều kiện tín dụng (DKTD), với 1 biến phụ thuộc là quyết định vay vốn (QDVV). Giá trị của mỗi nhân tố được dùng để hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Các biến độc lập và phụ thuộc được đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận. Kết quả hồi quy trình bày tại Bảng 2.12 cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,513, đồng nghĩa độ thích hợp của mô hình là 51,3% hay 51,3% sự biến thiên của hiệu quả công việc được giải thích bởi 5 biến độc lập và 48,7% sự biến thiên còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác, không được đưa vào mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, hệ số DW (Durbin - Watson) bằng 2,076 nằm trong vùng chấp nhận (1 < DW < 3) nên có thể kết luận không có tương quan giữa các phần dư, hay nói cách khác mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan. Kết quả phân tích cho thấy thống kê F có giá trị là 41,808 và có ý nghĩa tại mức 1% (xác suất là 0,000), vì vậy có thể khẳng định giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy là khác 0 về mặt thống kê, hay mô hình hồi quy là phù hợp, có nghĩa là các biến độc lập sẽ giải thích được nhiều hơn 0% sự biến thiên của biến phụ thuộc, hay nói cách khác có ít nhất 1 biến độc lập có tác động đáng kể lên biến phụ thuộc. Tóm lại, tác giả hoàn toàn có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có thể sử dụng được cho tổng thể.

0,283 Hằng số -0,422 -1,329 0,185 R2 0,525 adj-R2 0,513 DW 2,076 ^F 41,808*** (0,000)

ý nghĩa 1% và 5%. Nguồn: Từ phân tích kết quả khảo sát của tác giả)

Để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa. Kết quả tại Bảng 2.12 chỉ ra, cả 5 biến độc lập đều tác động cùng chiều đáng kể lên biến phụ thuộc. Các hệ số chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa chung 5% (xác suất đều nhỏ hơn 5%). Do đó, cả 5 giả thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu chính thức đều được chấp nhận. Chi tiết cụ thể, hệ số Beta chuẩn hóa của các biến độc lập lần

lượt làβc STD = 0,165; βττ= 0,157, βτH = 0,266, βNV = 0,156; và PD KTD = 0,283. Các hệ số này cho thấy, khi các biến chính sách tín dụng (CSTD), sự thuận tiện (TT), thương hiệu (TH), đội ngũ nhân viên (NV) và điều kiện tín dụng (DKTD) tăng thêm một đơn vị, quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên tăng thêm lần lượt 0,165; 0,157; 0,266; 0,156 và 0,283. Tuy nhiên, do hệ số βD KT Dlà cao nhất, do đó, tác động của điều kiện tín dụng lên quyết định vay vốn của doanh nghiệp là cao nhất;

ngược lại, đội ngũ nhân viên ảnh hưởng ít nhất lên quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp (hệ số βN V thấp nhất).

2.4. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vayvốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ

Một phần của tài liệu 1123 phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w