7. Kết cấu của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Việc thắt chặt công tác quản lý rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh tế tỉnh Phú Yên đối mặt nhiều thử thách từ dịch bệnh Covid - 19 có thể không phù hợp. Do đó, thời gian tới, Chi nhánh cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay, đáp ứng được các nhu cầu tài trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong giai đoạn nhạy cảm này, chấp nhận rủi ro có khả năng tăng cao, mở rộng quy mô dư nợ doanh nghiệp nhằm dành lại thị phần, tăng trưởng tín dụng cũng như gia tăng khả năng sinh lời của Chi nhánh. Đứng trước bối cảnh này, tác giả liệt kê một số nguyên nhân gây ra các hạn chế trong việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp của BIDV - Chi nhánh Phú Yên:
(1) Đối với chính sách vay vốn: Các sản phẩm tín dụng tại Chi nhánh chưa đa dạng và chất lượng tín dụng chưa đáp ứng được kỳ vọng của một số doanh nghiệp. Lãi suất cho vay chưa thật sự cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác. Do đó, tác giả đề xuất Chi nhánh cần nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng hiện có, đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày một đổi mới của khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh cần xây dựng các chính sách lãi suất riêng cho khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu năm, khách hàng VIP, v.v.
(2) Đối với sự thuận tiện: Do mạng lưới phủ sóng của Chi nhánh còn hạn chế, không có phòng giao dịch tại các huyện khác (thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa, huyện Đồng Xuân, v.v.), gây bất tiện (quãng đường, thời gian, v.v.) cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn. Thêm nữa, do hạn chế về quy mô, số lượng chuyên viên tín dụng, nhiều chuyên viên kiêm nhiệm cùng lúc nhiều mảng khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình); do đó, công tác hỗ trợ khách hàng 24/7 còn hạn chế. Do đó, việc quan trọng trước mắt là đưa vào hoạt động các Chi nhánh ở các huyện còn lại trong tỉnh Phú
Yên, chiếm lĩnh thị trường tín dụng. Ngoài ra, Chi nhánh cần thực hiện các chính sách tuyển dụng phù hợp, gia tăng số lượng nhân sự cho mảng tín dụng doanh nghiệp.
(3) Đối với thương hiệu ngân hàng: Chi nhánh chưa quan tâm sâu sát đến việc tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm (tín dụng và phi tín dụng doanh nghiệp) cũng như thương hiệu ngân hàng đến các khách hàng trong tỉnh Phú Yên. Do đó, Chi nhánh cần thực hiện quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng doanh nghiệp một cách thông minh, tinh tế, nhằm tạo được nhiều mối liên kết tín dụng với doanh nghiệp.
(4) Đối với đội ngũ nhân viên: Tương tự với yếu tố sự thuận tiện, căn nguyên gây ra các hạn chế của đội ngũ nhân viên (thái độ, khả năng giao tiếp, trình độ nghiệp vụ, v.v.) xuất phát từ việc quy mô (số lượng) chuyên viên tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh còn mỏng. Nhiều chuyên viên còn trẻ, chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm, cùng áp lực chỉ tiêu khiến chất lượng phục vụ khách hàng thiếu ổn định.
(5) Đối với điều kiện vay vốn: Mặc dù thời gian qua, dịch bệnh Covid - 19 xảy ra cùng các điều kiện thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên; tuy nhiên, các điều kiện vay vốn chặt chẽ (quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả) là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp (đang chịu ảnh hưởng) khó lòng tiếp cận các khoản vay, và lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng thương mại khác. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần mở rộng danh mục cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn nhằm thu hút các khách hàng mới và giữ chân các khách hàng hiện có của mình. Tuy nhiên, mở rộng dư nợ cho vay và nới lỏng một số yêu cầu đi vay, Chi nhánh cũng cần thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro tín dụng xảy ra trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về BIDV - Chi nhánh Phú Yên (quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh); thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. Kết quả phân tích cho thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh đang giảm từng năm; thị phần cho vay doanh nghiệp thu hep; tuy nhiên, chất lượng cho vay doanh nghiệp vẫn trong mức an toàn. Từ đây, tác giả thực hiện đánh giá mô hình nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn vay vốn của doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Kết quả thực nghiệm xác nhận chính sách vay vốn, thương hiệu ngân hàng, sự thuận tiện, đội ngũ nhân viên và điều kiện tín dụng là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố điều kiện vay vốn ảnh hưởng lớn nhất. Từ đây, tác giả phân tích thực trạng các yếu tố kể trên, nhằm có hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh.
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ YÊN