7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Thị phần cho vay khách hàng doanhnghiệp
Bức tranh tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp thời gian qua tương đối ảm đạm, trái ngược với các nỗ lực của Chi nhánh. Từ đầu năm 2018, BIDV - Chi nhánh Phú Yên tiến hành triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận vốn vay, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đáp ứng đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Yên. Thêm nữa, trong giai đoạn gần đây, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp được quan tâm đáng kể. Việc tăng trưởng chạm đáy -8,27% trong năm 2020, ngoài các hiệu ứng từ đà suy giảm trước đó, sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác, các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid - 19 cũng là nguyên nhân đáng kể. Dịch bệnh Covid - 19, thiên tai nghiêm trọng (nhất là cơn bão số 10/2020) ảnh hưởng nghiêm trọng lên hoạt động sản xuất kinh doanh, đến lượt, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh. Tuy nhiên, nếu so sánh thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp, kết quả bất lợi trong hoạt động cho vay doanh nghiệp thời gian qua còn do các yếu tố chủ quan từ phía BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Bên cạnh quy mô du nợ doanh nghiệp, tốc độ tăng truởng du nợ doanh nghiệp, thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng là chỉ số quan trọng của mức độ phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Thị phần cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018 - 2020.
Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt
Nam (BIDV) (18,86%)1.328 (16,17%)1.294 (13,79%)1.187 Ngân hàng Thuơng mại cổ
phần Công Thuơng
(Vietinbank) (15,07%)1.061 (13,43%)1.075 (14,04%)1.209 Ngân hàng Thuơng mại cổ
phần Ngoại thuơng
(Vietcombank) (12,89%)908 (13,59%)1.088 (13,11%)1.129
Ngân hàng Sài gòn Thuơng tín 358 444 628
(Sacombank) (5,08%) (5,55%) (7,29%)
Các ngân hàng khác (27,14%)1.911 (29,61%)2.370 (30,18%)2.598
Tổng 7.042 8.003 8.609
Tại tỉnh Phú Yên, nguồn tín dụng doanh nghiệp đa phần tập trung ở 5 ngân hàng lớn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Thuong mại cổ phần Đầu tu và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Thuong mại cổ phần Công Thuong (Vietinbank), Ngân hàng Thuong mại cổ phần Ngoại thuong (Vietcombank) và Ngân hàng Sài gòn Thuong tín (Sacombank). Trong năm 2018, tại tỉnh Phú Yên, Agribank chiếm 20,96% thị phần cho vay doanh nghiệp, tiếp theo là BIDV (chiếm 18,86%); Vietinbank (chiếm 15,07%); Vietcombank (12,89%); xếp thứ 5 là Sacombank (chiếm 5,08%); và các ngân hàng còn lại chiếm 27,14%. Các năm 2019 và 2020 vẫn chứng kiến Agribank dẫn đầu thị phần cho vay doanh nghiệp trong tỉnh Phú Yên, lần luợt là 21,64% và 21,58%. Đối với BIDV, trong năm 2019, Chi nhánh vẫn đứng thứ 2 thị phần cho vay doanh nghiệp, đạt 16,17%, giảm nhiều so với năm truớc. Vietinbank và Vietcombank vẫn là 2 đối thủ lớn bám đuối BIDV trong việc cho vay doanh nghiệp; hon thế, thị phần của Vietcombank tăng lên trong năm 2019 (đạt 13,59%), soán vị trí thứ 3 từ tay Vietinbank. Tuy vậy, buớc sang năm 2020, đà suy giảm thị phần của BIDV tiếp tục diễn ra, khi thị phần chỉ còn 13,79%, mất vị thế thứ 2 vào tay Vietinbank (chiếm 14,04%). Đây là một biểu hiện đáng quan tâm cho ban lãnh đạo của BIDV - Chi nhánh Phú Yên. Du nợ cho vay doanh nghiệp cho thấy sự suy giảm mạnh theo thời gian, đến cả thị phần đang dần bị thu hẹp truớc sự cạnh tranh từ các đối thủ trên địa bàn tỉnh. Điều đó cho thấy sự phát triển hoạt động cho vay của khách hàng doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Do đó, ban lãnh đạo của BIDV - Chi nhánh Phú Yên cần xem xét các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó cần đánh giá lại hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.