Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu 1123 phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 73 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phân tích tương quan

Để xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu trước khi thực hiện xây dựng phương trình hồi quy, tác giả thực hiện phân tích tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu bằng hệ số tương quan Pearson, kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 2.11. Kết quả cho thấy, các hệ số nằm trong khoảng từ 0,452 đến 0,559 và đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1% (xác suất là 0,000); do đó, có mối tương quan cùng chiều đáng kể giữa biến phụ thuộc là quyết định vay vốn (QDVV) với các biến độc lập còn lại. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra mối tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 0,238 đến 0,559 với mức ý nghĩa 1%. Có thể thấy, các hệ số tương quan đều không quá cao; hàm ý hiện tượng đa cộng tuyến có thể không phải là vấn đề cần bận tâm trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, để tăng tính chắc chắn, kiểm định đa cộng tuyến sẽ được thực hiện bằng kiểm tra hệ số VIF; kết quả cho thấy các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10; do đó, tác giả đủ cơ sở khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo trong mô hình nghiên cứu. Tóm lại, trong tổng thể, tại mức ý nghĩa 1%, tồn tại mối tương quan thuận giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Tác giả đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc.

***---

TT 0,168 ---~—. **---

0,157 2,555 0,011

(Ghi chú: Số quan sát là 195. CSTD, TT, TH, NV, DKTD và QDVV lần lượt là thang đo chính sách tín dụng, sự thuận tiện, thương hiệu ngân hàng, đội ngũ nhân viên, điều kiện tín dụng và quyết định vay vốn. *** tương ứng mức ý nghĩa 1%.

Nguồn: Từ phân tích kết quả khảo sát của tác giả)

Một phần của tài liệu 1123 phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w