Thứ nhất, Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng góp phần đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên liên tục, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất và mở rộng quy mô hoạt động của các DNNVV.
Trong nền kinh tế thị truờng, tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn chủ yếu cho các chủ thể kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng chính là việc đáp ứng vốn luu động kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh thuờng xuyên từ khâu dự trữ, sản xuất cho đến luu thông, tiêu thụ. Hiện tuợng thiếu hụt vốn tạm thời hầu nhu luôn xảy ra ở các DNNVV do phải ứng truớc tiền hàng, chua thu hồi đuợc công nợ ..., khi đó tín dụng ngân hàng sẽ phát huy vai trò hỗ trợ nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đuợc duy trì liên tục, không bị gián đoạn.
Thực tiễn chứng minh hầu nhu rất ít doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tu phát triển. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ vốn luu động, tín dụng ngân hàng còn đóng vai trò then chốt giúp DNNVV có nguồn vốn dài hạn ổn định để đầu tu mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ, phuơng tiện vận tải. Từ đó, góp phẩn đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ và không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp các DNNVV tăng cuờng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng, đó là việc sử dụng vốn vay phải đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định. Khi đi vay vốn ngân hàng, DNNVV phải thuyết trình phuơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tu có tính khả thi, có khả năng mang lại hiệu quả. Ngoài ra, thông thuờng còn phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó, các DNNVV sẽ phải tính toán rất kỹ luỡng bài toán kinh tế để làm sao có thể phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo đuợc
tỷ suất lợi nhuận.
Còn về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào ý chí và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV vay vốn. Vì vậy, truớc khi ra quyết định cho vay, ngân hàng thuờng thẩm định, phân tích đánh giá rất kỹ luỡng phuơng án sản xuất kinh doanh cũng nhu khả năng thu hồi vốn. Không chỉ hỗ trợ các DNNVV nguồn vốn tín dụng, ngân hàng còn cung cấp các gói giải pháp tài chính, tu vấn, quản lý dòng tiền, kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp tiết kiệm chi phí, phòng ngừa hạn chế rủi ro. Ngoài ra trong suốt quá trình vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát, chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Thông qua đó, góp phần giúp các DNNVV nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Thứ ba, Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối uu cho DNNVV.
Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của DNNVV, nguồn vốn tự có thuờng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Do đó nguồn vốn vay đuợc xem nhu là một công cụ đòn bẩy tài chính nhằm giúp cho DNNVV tối uu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với hầu hết các DNNVV việc sử dụng vốn tự có thuờng không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh do quy mô nguồn vốn bị hạn chế. Nếu sử dụng các nguồn vốn khác nhu phát hành trái phiếu thì chi phí tuơng đối cao (do mức độ uy tín của DNNVV thấp) hoặc vốn chiếm dụng vốn nguời bán (thiếu tính ổn định và quy mô nhỏ), thì sẽ đẩy giá vốn lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm khó cạnh tranh, hơn nữa khó có khả năng mở rộng quy mô đầu tu sản xuất và nâng cao chất luợng sản phẩm. Xét về mặt lý thuyết, mặc dù vốn vay có nhiều uu điểm nhung không phải lúc nào DNNVV cũng đuợc cung ứng vốn đầy đủ theo nhu cầu do phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của ngân hàng. Truờng hợp du thừa nhiều
vốn tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng chi phí vốn, ngược lại, nếu xác định thiếu hụt vốn sẽ rất rủi ro cho phương án kinh doanh. Do vậy, để hình thành cơ cấu vốn tối ưu hiệu quả, có mức chi phí vốn bình quân thấp nhất, các DNNVV luôn xác định một lượng vốn tín dụng ngân hàng hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của mình.
Thứ tư, Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV trên thị trường, tác động tích cực đến nhịp độ phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các DNNVV chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,... sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng, thoả mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện, không những thoả mãn về phương diện giá cả, khối lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà còn đòi hỏi thoả mãn cả trên phương diện thời gian, địa điểm. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn.
Hoạt động của các DNNVV phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định theo quy luật chung của thị trường thì mới đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, DNNVV không những cần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng lao động nguồn nhân lực, chế độ hạch toán kế toán,.. .mà còn phải không ngừng cải tiến, dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ, tìm tòi sử dụng vật liệu mới, mở rộng qui mô sản xuất một cách phù hợp với điều kiện và khả năng,.. .Những yêu cầu này đòi hỏi cần một số lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của DNNVV, có khi phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư kinh
doanh phát triển bị trôi qua. Như vậy để có thể đáp ứng nguồn vốn tập trung đủ lớn một cách kịp thời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cấp cho các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp DNNVV đáp ứng nhu cầu thị trường, theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.