Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 125)

- Cần cơ cấu lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị điều hành, khả năng kiểm soát rủi ro, tạo niềm tin, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để các ngân hàng yên tâm cung cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc thường xuyên chia sẻ cởi mở thông tin về tài chính, phương án kinh doanh với ngân hàng không chỉ rút ngắn thời gian thủ tục vay vốn mà còn giúp DNNVV nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hiệu quả...

- Các DNNVV cần nghiên cứu, chủ động tìm kiếm nguồn vốn khác ngoài kênh tín dụng ngân hàng như từ các quỹ đầu tư phát triển, thị trường chứn khoán, công ty cho thuê tài chính... nhằm chủ động và đa dạng hóa nguồn vốn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tài chính chứng từ kế toán, quản lý tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch

ngân hàng trực tuyến, hạn chế giao dịch tiền mặt nhằm giảm chi phí giao dịch, góp phần minh bạch hóa thông tin tình hình tài chính, tạo niềm tin đối với ngân hàng cũng như các nhà đầu tư.

- Chú trọng việc nâng cao năng lực và minh bạch hóa hoạt động tài chính. Thường xuyên xem xét, đánh giá các tiêu chí về mức độ an toàn, lành mạnh tài chính của doan nghiệp như mức độ tự chủ tài chính; cân đối nguồn vốn; khả năng thanh khoản; khả năng sinh lời; hiệu quả hoạt động ... Để tiếp cận được vốn vay từ các NHTM, ngoài các điều kiện về phương án sử dụng vốn khả thi, pháp lý, điều kiện về tài sản bảo đảm thì sự minh bạch, rõ ràng về tình hình tài chính cũng như các chỉ số đo lường tài chính phải nằm trong ngưỡng an toàn.

- Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với DNNVV của Chính phủ cũng như các địa phương. Đồng thời tận dụng được các cơ hội trong việc tìm kiếm, kết nối với các đối tác đầu vào và đầu ra trong hoạt động kinh doanh.

- Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn, đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 đã đưa ra các giải pháp từ phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Hải Phòng và các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV, khai thác tối đa lợi ích mà nhóm khách hàng tiềm năng này mang lại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

DNNVV ngày càng khẳng định, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Do đó, phát triển DNNVV luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành địa phương đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, triển khai nhiều giải pháp mang tính đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện để các DNNVV có môi trường phát triển thuận lợi, không ngừng lớn mạnh, trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt, nhất là khi Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại trong khu vực và trên thế giới, cũng như ảnh hưởng của cách mạng công nghệp 4.0 mang đến.

Hệ thống các NHTM trong nước thời gian qua cũng đã luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ là kênh dẫn vốn trực tiếp thông qua hoạt động tín dụng. Hầu hết các NHTM đều đang chuyển dịch cơ cấu tín dụng từ bán buôn sang bán lẻ, xây dựng nhiều chính sách để gia tăng thị phần đối với khu vực DNNVV, nhằm tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro trong hoạt động.

Vietcombank trong định hướng chiến lược cũng đã xác định mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam cả về quy mô, lợi nhuận và chất lượng dịch vụ. Bám sát định hướng đó, Vietcombank Nam Hải Phòng mặc dù còn nhiều khó khăn do thời gian hoạt động chưa nhiều, mạng lưới còn hạn chế nhưng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển tín dụng nói chung và tín dụng DNNVV nói riêng theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh, Luận văn tốt nghiệp “

Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Hải Phòng” với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác sử dụng vốn

hiệu quả của Chi nhánh, hỗ trợ các DNNVV có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, phát huy khả năng khai thác sâu tiềm năng địa bàn hoạt động, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện thành công chiến luợc mà Vietcombank đã đề ra.

Nội dung Luận văn đã tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận tín dụng ngân hàng, làm rõ những vấn đề cơ bản về đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế cũng nhu những khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Hai là, phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietcombank Nam Hải Phòng, nêu bật những thành công, tìm ra những hạn chế tồn tại, nguyên nhân trong giai đoạn phát triển vừa qua của chi nhánh.

Ba là, bám sát những định huớng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, định huớng phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nam Hải Phòng và tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, Luận văn đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Vietcombank Nam Hải Phòng trong thời gian tới.

Bốn là, ngoài ra, Luận văn cũng nêu lên đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và các DNNVV nói chung cũng nhu các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hải Phòng nói riêng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Do năng lực hiểu biết của bản thân còn hạn chế cũng nhu thời gian nghiên cứu chua nhiều, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Bản thân tôi rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp những nguời quan tâm để bài Luận văn này đuợc hoàn thiện hơn.

Trân trọn g cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo nội bộ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Hải Phòng các năm 2016 - 2019.

2. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3. Báo cáo tình hình huy động vốn, sử dụng vốn trên địa bàn của NHNN Hải Phòng các năm 2016 - 2019.

4. Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

5. Đinh Thanh Hà (2014) - Luận văn thạc sĩ kinh tế - Mở rộng cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.

6. Hồ Diệu (chủ biên): Quản trị Ngân hàng (2002)

7. Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 03/01/2017 của UBND Thành phố Hải Phòng hỗ trợ DNNVV Thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD số 17/2017/QH14.

9. Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14.

10. Nghị định 39/2018/ND-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV 11. Nghiêm Văn Bảy (2010) - Luận án tiến sĩ kinh tế Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

12. Nguyễn Hà My (2019)- Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển tín dụng đối với DNNVV tại NHTM CP Quốc dân - Hội sở chính

13. Nguyễn Thùy Dương: Nghiên cứu tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam (2016).

14. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên): Quản trị Ngân hàng Thương mại (2015) 15. Tài liệu tham khảo khác.

16. Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy định về hoạt động cho vay của TCTD, Chi nhánh NHNN đối với khách hàng.

17. Tô Ngọc Hưng (2016), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Lao động -Xã hội.

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 125)