Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 67)

Theo số liệu của NHNN - Chi nhánh Hải Phòng, tính đến 31/12/2019, trên toàn địa bàn Thành phố Hải Phòng có 60 TCTD (chưa bao gồm Quỹ Tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô) với gần 300 điểm giao dịch, tổng quy mô dư nợ đạt 128.000 tỷ đồng. Trong đó, số lượng các NHTM Nhà nước (bao gồm: Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank) là 15 Chi nhánh có tổng quy mô dư nợ gần 60.000 tỷ đồng, chiếm gần 47% tổng dư nợ toàn địa bàn. Đối với tín dụng DNNVV, tính đến hết 31/12/2018, dư nợ đạt 24.650 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng dư nợ.

53

Trong những trở lại đây, các NHTM Nhà nước đều đã có sự quan tâm và chú trọng tới phân khúc DNNVV, đồng bộ triển khai đa dạng các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho DNNVV. Chẳng hạn như tại 07 Chi nhánh của Vietinbank trên địa bàn Hải Phòng đã triển khai đồng loạt các Gói hỗ trợ như “Cấp tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vi mô”, chương trình “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Tiếp sức thành công”; BIDV với (03 Chi nhánh) ” triển khai chương trình “Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV” ...

Chi tiết về tình hình cho vay các DNNVV đến 31/12/2018 của một số NHTM Nhà nước như bảng 2.3:

Bảng 2.3. Dư nợ DNNVV của các NHTM Nhà nước

5 5 2 NH Á châu Duyên Hải (ACB Duyên Hải) 3.27

0 1.100 34%

3 NH Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank) 3.27 7 87 7 27% 4 NH Kỹ Thương (Techcombank) 3.88 1 8 80 21%

5 NH Quân đội Hải Phòng (MB)____________ 2.39 8

82 0

34% 6 NH Quốc tế Hải Phòng (VIB )____________ 2.82

6 0 85 30%

7 NH Phát triển Hồ Chí Minh (HD Bank) 1.37

3 0 40 29%

8 NH Sài Gòn - Hà Nội Hải Phòng (SHB) 2.16 2

99 6

46%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hải Phòng.

54

Các Ngân hàng TMCP trên địa bàn cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động tín dụng dành cho DNNVV như: Ngân hàng ACB chính thức triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất từ năm 2018 với tổng số vốn lên đến 15.000 tỉ đồng, trong đó ACB sẽ dành 10.000 tỉ cho DNNVV với lãi suất thấp nhất 6,8%/năm; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) có “Chương trình ưu đãi tín dụng - “SME Success”, Chương trình "5.000 tỷ cho vay ưu đãi dành cho khách hàng DNNVV”; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội thì có “Chương trình ưu đãi lãi suất với khách hàng DNNVV, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực xuất khẩu” với tổng hạn mức 15.000 tỷ đồng, “Chương trình cho vay trung và dài hạn, lãi suất ưu đãi đối với DNNVV”; Ngân hàng Quân

đội (MB) triển khai gói tín dụng dành cho SME, với lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,50%/năm cho khoản vay ngắn hạn và từ 8,0%/năm cho khoản vay trung dài hạn,

tổ chức các hội thảo “SMEcare by MB” hỗ trợ truyền thông, đào tạo, tư vấn các DNNVV về các giải pháp tài chính cũng như liên tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp SME...

Chi tiết về tình hình cho vay các DNNVV của một số Ngân hàng TMCPBảng 2.4. Dư nợ DNNVV của các NH TMCP

Bên cạnh các sản phẩm về cho vay ưu đãi, các TCTD còn triển khai nhiều sản

phẩm tín dụng ưu đãi khác phù hợp với DNNVV như bảo lãnh, tài trợ thương mại,

bao thanh toán.... nhằm giúp các DNNVV có cơ hội tiếp cận các sản phẩm tín dụng

khác nhau, đồng thời hỗ trợ cho các DNNVV giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w