Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Nam Hải Phòng

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

Nam Hải Phòng (Vietcombank Nam Hải Phòng) được thành lập theo quyết định số 2210/QĐ-VCB ngày 04/11/2016. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/11/2016, là Chi nhánh thứ 103 trong hệ thống và là Chi nhánh Vietcombank thứ 2 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Địa chỉ: Số 11 Hoàng Diệu, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng

- ĐKKD số 0100112437-161 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải phòng cấp ngày 09 tháng 11 năm 2016.

- Điện thoại: 0225.3552299 - Fax: 02253.841109 - Đại diện : Ông Lê Hoàng Cương - Giám đốc .

Cơ cấu tổ chức hoạt động

Sơ đồ 2.1. Mô hìn h tổ chức hoạt độn g của Vietcomb an k Nam Hả i P hòn g

Tính đến 31/12/2019, Vietcombank Nam Hải Phòng có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 04 Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở Chi nhánh và 02 Phòng giao dịch với tổng số lượng cán bộ nhân viên là 56 người

Chức năng các phòng ban nghiệp vụ

Theo bộ 12 chức năng nhiệm vụ ban hành kèm Quyết định số 949/QĐ- HĐQT-TCCB&ĐT ngày 11/08/2015, các Phòng nghiệp vụ có chức năng cụ thể như sau:

Phòng Khách hàng: Thực hiện chức năng khách hàng (khách hàng doanh nghiệp, SMEs, cá nhân), “bao gồm:

- Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng

- Chủ động tổ chức tiếp thị, chào bán sản phẩm tới khách hàng bao gồm sản phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thanh toán (phát triển các loại thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại...)

- Quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng - Tham mưu chính sách lãi suất, tỷ giá, phí

Phòng Kế toán:

- Thực hiện chức năng kế toán nội bộ: xử lý và hạch toán kế toán nội bộ, thực hiện công tác báo cáo tài chính, quyết toán.

- Thực hiện chức năng tổng hợp: tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc trong xây dựng, theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch ngân sách, đầu mối thực hiện báo cáo, vận hành KPI tại chi nhánh.

- Thực hiện chức năng quản lý nợ: tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng

- Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ: kiểm soát sau các giao dịch về việc tuân thủ các quy định nội bộ; quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh, đầu mối phối hợp với các bộ phận của chi nhánh rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những kiến nghị nhằm

cải tiến, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống quy trình, quy định nội bộ, góp phần đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật

Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện chức năng hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng với nhiệm vụ:

- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng, hồ sơ tài khoản tiền gửi thanh toán và các dịch vụ gia tăng theo đúng quy trình, quy định.

- Thực hiện các công việc hỗ trợ bán hàng và xử lý tác nghiệp tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay và dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

- Thực hiện tác nghiệp liên quan tới in, chấm sổ phụ, tài khoản trung gian; quản lý hệ thống ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, tiếp quỹ.

- Tham gia bán hàng bị động (tu vấn bán hàng tại quầy, triển khai các chuơng trình bán hàng và hoạt động quảng bá sản phẩm)

Phòng Hành chính Nhân sự Ngân quỹ:

- Thực hiện chức năng hành chính quản trị: Tham muu cho Ban Giám đốc về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản và phát triển mạng luới

- Thực hiện chức năng nhân sự: Tham muu cho Ban Giám đốc về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy Chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền luơng của chi nhánh

- Thực hiện chức năng ngân quỹ: quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/coi nhu có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh; xây dựng và huớng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ

- Thực hiện chức năng tin học: vận hành, quản lý hệ thống công nghệ thông tin, cài đặt chuơng trình và cấp quyền truy cập, hỗ trợ dữ liệu.

❖Phòng giao dịch: thực hiện 2 chức năng chính là bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất các các dịch vụ ngân hàng phù hợp với

mọi đối tượng khách hàng trong phạm vi sản phẩm” dịch vụ và hạn mức được quy định.

Theo phân công, phân nhiệm trong Ban Giám đốc:

- Giám đốc. Phụ trách Phòng Khách hàng, mảng hành chính nhân sự, tin học, mảng tổng hợp và kiểm tra giám sát tuân thủ.

- Phó Giám đốc. Phụ trách Phòng Dịch vụ khách hàng, mảng ngân quỹ, kế toán, quản lý nợ và phòng giao dịch

2.2.3. Kết quả hoạt động kin h d o anh tron g gia i đoạn 2016 - 2019

Vietcombank Nam Hải Phòng mới được thành lập và đi vào hoạt động tròn 3 năm. Mặc dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn như số lượng nhân sự còn mỏng, chất lượng không đồng đều, cơ sở nền tảng khách hàng còn hạn chế, mức độ cạnh tranh trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt do mạng lưới hệ thống ngân hàng tương đối dày đặc với gần 60 chi nhánh cấp 1 và hơn 250 điểm giao dịch.

Dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Vietcombank, tuân thủ định hướng và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; bám sát diễn biến của địa bàn thị trường, nhạy bén, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành. Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Hải Phòng đã luôn đồng lòng, nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh, từng bước đưa Chi nhánh đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, bước đầu đã đạt những kết quả hết sức tích cực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh cơ bản được Ban Lãnh đạo Vietcombank giao hàng năm. Kết quả cụ thể đạt được trên một số chỉ tiêu cơ bản như sau.

về công tác huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động quan trọng, đóng vai trò là nền tảng và cơ sở để phát triển các hoạt động động tín dụng và các hoạt động khác. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, mục tiêu huy động vốn luôn được Chi nhánh đặt làm trọng tâm, xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng nhu an toàn thanh khoản.

Với bối cảnh cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt quyết liệt, mặc dù không có lợi thế về giá (lãi suất các kỳ hạn huy động của Vietcombank thuờng thấp hơn các TCTD khác, đặc biệt là khối các NH TMCP). Tuy nhiên, Chi nhánh đã tận dụng tốt các yếu tố nhu thuơng hiệu, chất luợng dịch vụ, kỹ năng bán hàng ... kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, do đó kết quả huy động vốn đã đạt đuợc những kết quả nhất định.

Bảng 2.5. Tình hình Huy động vốn giai đoạn năm 2016 -2019

6 7 8 9 I . Tổng h uy động vốn 01.60 52.21 3.230 4.100 38% 46% 27% 1 Phân theo kỳ hạn HĐV Không kỳ hạn 189 381^ 634 843 102% 66% 33% HĐV có kỳ hạn 1.41 1 41.83 2.596 3.257 30% 42% 25%

2 Phân theo đối tượng

HĐV DN bán buôn 337 550 1.033 1.482 63% 88% 43%

HĐV DN SMEs 12 28 47 72 133% 68% 53%

HĐV KHCN 1.25

2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng (%)

2017 2018 2019

Tổng D ư nợ_________ 110 4

61 1.260 2.300 319% 173% 83%

Phân theo đối tượng

+ Du nợ KHBB_______ 0 91 485 820 433% 69% + Du nợ SMEs 2 5 1 24 184 285 396% 48% 55% + Du nợ Thể nhân 8 5 2 46 591 1.195 189% 140% 102%

Phân theo thời hạn

- Du nợ trung dài hạn 7 5 122 524 1.023 183% 147% 95% - Du nợ ngắn hạn ____ 35 2 49 736 1.277 611% 196% 74% Biểu đồ: Huy độn g vốn t h eo đối tượng ■ HĐV Bán Buôn BHĐV DN SMES ■ HĐV KHCN

Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng truởng hàng năm ở mức cao kể cả VND và ngoại tê. Năm 2017 đạt mức 2.215 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016, năm 2018 tăng 46% so với năm 2017 đạt mức 3.230 tỷ đồng. Sau 3 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2019, tổng huy động vốn của Chi nhánh đã đạt mốc 4.100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn không kỳ hạn cũng có sự gia tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng 21% tổng nguồn vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp SMEs cũng có sự tăng truởng, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng huy động. Đây là

kết quả của những nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt sát sao của của Ban Giám đốc, sự đồng lòng của các phòng ban ngiệp vụ trong việc chung vai sát cánh, không ngừng đổi mới chú trọng chất luợng dịch vụ, sự thuận tiện của mạng luới các điểm giao dịch, tận dụng tối đa thuơng hiệu của Vietcombank là ngân hàng số 1, gửi tiền có mức an toàn cao, thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ với chi phí thấp...

63

Trong cơ cấu huy động vốn, có thể thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng SMEs chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, nguồn vốn của khách hàng bán buôn (bao gồm cả Kho bạc Nhà nuớc, Bảo hiểm xã hội và khách hàng FDI) có sự tăng truởng mạnh. Điều này một mặt phản ánh công tác huy động vốn của Chi nhánh đang bám sát theo đúng phuơng châm của Vietcombank là “mua buôn” với hi phí thấp, mặt khác cũng phản ánh thực trạng trạng chung đối với khu vực DNNVV thuờng có năng lực vốn tự có cũng nhu nguồn vốn kinh doanh thấp, mức độ tích lũy không cao.

về hoạt động tín dụng:

Đây là mảng hoạt động nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn nhất tại Chi nhánh. Định huớng phát triển tín dụng của Chi nhánh là: Đối với khách hàng doanh nghiệp, tập trung tăng truởng tín dụng vào các ngành nghề theo danh mục định huớng mở rộng của Hội sở chính. Đối với khách hàng cá nhân uu tiên tập trung tăng truởng các sản phẩm chuẩn tín dụng theo quy định. Gắn tăng truởng tín dụng

với kiểm soát chất luợng tín dụng, đảm bảo phát triển an toàn và bền vững. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, ngành ngân hàng và quy trình nghiệp vụ của Vietcombank.

Kết quả tín dụng đạt đuợc trong những năm qua nhu sau (bảng 2.6):

2016 2017 2018

1. Tổng huy động vốn 1.600 2.215 3.230 4100

2. Tổng Dư nợ 110 461 1.260 2300

3. Tỷ lệ cho vay/huy động 7% 21% 39% 56%

Biểu đồ: Dư nợ theo đối tượng

■ Dư nợ KHBB ■ Dư nợ SMES ■ Dư nợ Thể nhân

Biêu đô: Dư nợ theo thòi hạn

1400

Hoạt động tín dụng liên tục đạt mức tăng trưởng cao qua các năm, trong đó công tác tín dụng bán lẻ được đặc biệt chú trọng. Năm 2018, tổng dư nợ đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 173% so với năm 2017. Kết thúc năm 2019, tổng dư nợ tín dụng đạt gần 2.300 tỷ đồng quy VND, tăng 1.040 tỷ VND so với năm 2018 về số tuyệt đối và 83% về số tương đối, hoàn thành 112% kế hoạch năm Hội sở chính giao; trong đó, dư nợ tín dụng bình quân đạt 1.720 tỷ VND, tăng 930 tỷ VND so với năm 2018 và hoàn thành 118,6% kế hoạch năm.

Về cơ cấu tín dụng, đến 31/12/2019: tỷ trọng tín dụng bán lẻ (bao gồm SMEs và thể nhân) chiếm 64,2 % tổng dư nợ (tăng 1,8% so với năm 2018), tỷ trọng dư nợ bán buôn chiếm 35,8% tổng dư nợ tín dụng (giảm 1,8% so với năm 2018); Dư nợ khách hàng bán buôn tín dụng đạt 820 tỷ VND, tăng 335 tỷ VND so với năm 2018 và hoàn thành 103% kế hoạch năm; dư nợ khách hàng SME đạt 285 tỷ VND, tăng 101 tỷ VND so với năm 2018 và hoàn thành 92% kế hoạch năm; dư nợ khách hàng cá nhân đạt 1.195 tỷ đồng, tăng gần 605 tỷ VND so với năm 2018 và hoàn thành 130 % kế hoạch năm.

Nhìn chung, công tác tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2019 đã có sự phát triển vượt bậc, từ Chi nhánh mới thành lập bắt đầu từ con số 0, sau hơn 3 năm, dư nợ tín dụng đã đạt mức 2.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% thị phần địa bàn, đứng thứ 10/16 NHTM Nhà nước và nằm trong Top 20 trong tổng số 60 Chi nhánh NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.

Mặc dù vậy, trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn, tỷ lệ sử dụng vốn/huy động vốn năm 2018 chỉ đạt mức

39%, năm 2019 đạt mức 56%. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo, Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2.7. Tình hình sử d ụng vốn so với huy động vốn các năm 2016 -2019

0 0 - Nợ nhóm 2 bán buôn 0 0 0 0^ - Nợ nhóm 2 bán lẻ 100 4.100 7.80 0 2.400 Nợ xấu 700 900 7.20 0 26.80 0 - Nợ xấu bán buôn 0 0 0 0^ - Nợ xấu bán lẻ 700 900 7.20 0 26.80 0

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietcombank Nam Hải Phòng

Biểu đồ Tìn h hìn h sử dụn g vốn so vớ huy độn g vốn 5000 4000 3000 2000 1000 0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

--- -Tổng huy động vốn ---Tổng dư nợ

66

Qua biểu đồ cho thấy, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh có mức tăng truởng tuơng đối đồng đều nhau về số tuyệt đối qua các năm. Đến hết năm 2019, tỷ lệ LDR (tỷ lệ cho vay trên huy động vống) mới đạt 56% tuơng đối thấp so với mức bình quân của hệ thống là 80%. Tuy nhiên, với cơ chế mua bán vốn nội bộ tập trung đang đuợc áp dụng tại Vietcombank, có nghĩa Hội sở chính thực hiện mua hết vốn huy động của Chi nhánh theo từng kỳ hạn, loại tiền và bán lại cho Chi nhánh tuơng ứng với các kỳ hạn cho vay, đảm bảo NIM lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh.

về chất lượng tín dụng

Bảng 2.8. Số liệu nợ quá hạn và nợ xấu 2016 - 2019

0 0 0 8 Doanh số TTQT &TTTM 10.00

0 3 37.91 1 40.16 2 56.41

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietcombank Nam Hải Phòng

Nhìn vào bảng 9 cho thấy, đối với khu vực khách hàng doanh nghiệp bán buôn đang đuợc kiểm soát tốt về chất luợng tín dụng, không để nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu của khách hàng bán lẻ có xu huớng tăng, cụ thể năm 2018 nợ cần chú ý (nhóm 2) là 7,8 tỷ đồng, nợ xấu là 7,2 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng du nợ. Năm 2019, nợ nhóm 2 giảm xuống còn 2,4 tỷ đồng, nhung nợ xấu đã tăng mạnh lên 26,8 tỷ. Du nợ xấu khách hàng thể nhân đến thời điểm 31/12/2019 tập trung vào 03 khách hàng với tổng du nợ xấu gần 7,0 tỷ đồng, Chi nhánh đã có phuơng án xử lý nợ xấu là khởi kiện ra Tòa án, dự kiến sẽ thu hồi

67

dứt điểm trong năm 2020. Đối với khách hàng SMEs phát sinh 01 khách hàng với dư nợ xấu gần 20 tỷ đồng, khách hàng thực chất mới phát sinh nợ nhóm 2 (quá hạn dưới 90 ngày), tuy nhiên do đánh giá mức độ tiềm ẩn rủi ro cao theo hệ

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w