Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)

- Công tác xây dựng kế hoạch và quản trị mục tiêu phát triển tín dụng DNNVV: Công tác lập kế hoạch phát triển tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh đảm bảo có tính khả thi, phù hợp với năng lực hoạt động kinh doanh. Đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa định hướng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ của Vietcombank Nam Hải Phòng trong giai đoạn tới, đồng thời là thước đo đánh giá khả năng đóng góp hoàn thành các mục tiêu chung của hệ thống Vietcombank. Do đó, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cần phát huy ý kiến đóng góp của các Phòng/ban bộ phận tham mưu,

bám sát tình hình đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn Hải Phòng, phân tích đánh giá tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trên địa bàn và mức độ tăng trưởng của các chi nhánh tương đồng (quy mô, thời gian hoạt động) trong hệ thống cũng như định hướng chiến lược phát triển của Vietcombank.

Trên cơ sở kế hoạch đó, chi nhánh triển khai giao chỉ tiêu KPI phát triển tín dụng DNNVV theo từng đơn vị kinh doanh (phòng khách hàng, phòng giao dịch) trực thuộc và chi tiết đến từng cán bộ bán hàng (RM) dựa vào cấp độ (level) năng lực và kinh nghiệm. Các đơn vị kinh doanh cụ thể hóa bằng các chương trình hành động từng tháng/quý. Từng RM lập kế hoạch bán hàng cụ thể hàng tuần/hàng tháng. Ban lãnh đạo Chi nhánh, cán bộ quản lý cấp trung gian thường xuyên đôn đốc chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ, tạo động lực và giám sát đánh giá thực hiện mục tiêu này. Đây là giải pháp mang tính thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động phát triển.

- Kịp thời bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Số lượng đội ngũ bán hàng trực tiếp (RM) và thẩm định tín dụng (CA) đến 31/12/2019 có 11 người (chưa bao gồm cán bộ quản lý), chiếm tỷ lệ gần 20 % tổng số cán bộ nhân viên. Trong đó, cán bộ có kinh nghiệm tín dụng doanh nghiệp trên 5 năm là 06 người, chiếm 55% tổng số cán bộ tín dụng. Như vậy, với số lượng nhân đội ngũ cán bộ tín dụng còn tương đối mỏng, chất lượng không đồng đều, để có thể phát triển tín dụng nói chung, tín dụng DNNVV nói riêng thì một trong những giải pháp có tính trọng yếu, cấp bách là kịp thời bổ sung có nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là có kinh nghiệm tín dụng doanh nghiệp. Tỷ lệ nguồn nhân lực là cán bộ tín dụng so với tổng số lao động toàn chi nhánh cần đảm bảo mức tối thiểu 30%, đây cũng là mức bình quân chung của hệ thống Vietcombank.

Bên cạnh việc kịp thời bổ sung nguồn nhân lực là cán bộ tín dụng có chất lượng, chi nhánh cũng cần chú trọng công tác đào tạo/tự đào tạo về trình độ

chuyên môn, kỹ năng bán hàng cho đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên cử đi tham dự các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ do Trường đào tạo Vietcombank tổ chức. Ban Lãnh đạo Chi nhánh cũng như các cấp quản lý trung gian trau dồi kỹ năng quản lý điều hành, biết cách tạo cảm hứng và “truyền lửa” cho đội ngũ bán hàng, phát hiện các nhân tố tích cực, quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, gắn bó: Trong bất kỳ tổ chức nào, sự đoàn kết gắn bó, tôn trọng, chia sẻ giữa các thành viên, Phòng ban/bộ phận, giữa lãnh đạo và nhân viên luôn là một sức mạnh to lớn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu chung.

Đối với Vietcombank Nam Hải Phòng, phát huy truyền thống hơn 55 năm xây dựng và phát triển của Vietcombank, phát huy sức trẻ của chi nhánh mới năng động và sáng tạo, Chi bộ, Ban Lãnh đạo Chi nhánh cần thường xuyên chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên quan tâm, chăm lo đến đời sống người lao động để yên tâm cống hiến hết sức mình cho công việc; xây dựng các phong trào thi đua, xung kích sáng tạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, trong đó có phát triển tín dụng DNNVV. Kịp thời khen thưởng, động viên, tạo động lực cho cán bộ nhân viên phát huy được năng lực của mình, có điều kiện phát triển sự nghiệp bản thân.

- Cải tiến giao dịch nội bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ: Công tác phát triển tín dụng DNNVV không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tín dụng mà còn phụ thuộc rất nhiều các bộ phận/phòng ban có liên quan trong quy trình cấp tín dụng. Ngoài ra, các DNNVV cũng không chỉ dừng lại ở việc quan hệ tín dụng mà còn sử dụng nhiều dịch vụ khác như tài trợ thương mại, thanh toán chuyển tiền, in sổ phụ, ngân hàng điện tử ... Do đó, Ban Lãnh đạo chi nhánh cần thường xuyên chỉ đạo sát sao sự phối hợp giữa các Phòng/bộ phận tại chi nhánh, rút ngắn thời gian tác nghiệp hồ sơ luân chuyển nội bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Kịp thời chỉ đạo Phòng hành chính nhân sự bổ sung đầy đủ các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Đây được xem là giải pháp hỗ trợ hết sức cần thiết nhằm giữ chân khách hàng cũng như mở rộng phát triển quan hệ tín dụng và các giao dịch khác.

Một phần của tài liệu 1155 phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại tương việt nam chi nhánh nam hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)