Khả năng sinh lời (Earnings)

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 46)

đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh toán. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, với mục tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thì khi đánh giá kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của ngân hàng cần có một quan điểm toàn diện. Một ngân hàng có mức lợi

nhuận cao chưa hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao. Khi xét đến chỉ tiêu lợi nhuận,

cần phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với các chỉ tiêu quản lý khác, chẳng hạn như mức độ thanh khoản, mức chấp nhận rủi ro, cơ cấu tài sản cũng như triển vọng phát triển lâu dài của ngân hàng. Dù đo lường cách nào thì vẫn chủ yếu là xem xét mức lợi nhuận của ngân hàng sau một thời kỳ hoạt động trong các mối tương quan với nguồn vốn, tài sản, khả năng bù đắp chi phí và những thất thoát xảy ra cũng như khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Để có lãi, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập ngày càng tăng cho mình, phải tiết kiệm chi phí hoạt động tới mức hợp lý, đồng thời phải hạn chế được những rủi ro, thất thoát thông qua các chính sách, biện pháp quản lý và phải tạo ra cơ cấu nguồn vốn và tài sản hợp lý.

Các chỉ tiêu định lượng

Các bước để phân tích khả năng sinh lời của một ngân hàng:

Bước 1: Phân tích Thu nhập lãi ròng

Thu nhập lãi ròng là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi. Chỉ tiêu này thể hiện số tiền lãi được nhận về từ danh mục cho vay trừ đi lãi

chỉ tiêu này chính là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Các chỉ tiêu dùng để phân tích:

Lãi cận biên ròng ( Net interest margin)

Thu nhập lãi thuần (1) Lãi ròng biên =

Tài sản có sinh lời

Lãi ròng biên cung cấp thước đo về khả năng sinh lời của tài sản. Một chỉ số lãi ròng biên tốt thể hiện:

S Các khoản cho vay tốt

S Tỷ lệ chi phí thấp

S Sử dụng tài sản sinh lời có hiệu quả

S Ket hợp hợp lý các khoản nợ phải trả có lãi suất

Tuy nhiên, đối với những ngân hàng ưa thích các hoạt động mang lại phí nhiều hơn thì chỉ tiêu này sẽ không còn là thước đo quan trọng về khả năng sinh lời của tài sản.

Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra - đầu vào

Thu từ lãi Chi trả lãi

(2) Chênh lệch lãi suât = -

Tài sản sinh lời Nợ phải trả lãi

Chênh lệch lãi suất đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng. Neu các nhân tố khác không thay đổi, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên và buộc ngân hàng phải tìm các nguồn thu ngoài lãi để bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.

Bước 2: Phân tích thu nhập khác

Thu nhập khác bao gồm tất cả các khoản thu từ các hoạt động như phí, hoa hồng, kinh doanh ngoại tệ và giao dịch đầu tư chứng khoán. Các chỉ tiêu

dùng để phân tích:

Thu nhập ngoài lãi (3) Thu nhập ngoài lãi/Tồng thu nhập =

Tong thu nhập hoạt động Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng thu nhập hoạt động thu được thì trong đó có bao nhiêu đồng là thu nhập khác.

Bước 3: Phân tích chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động thường bao gồm tiền lương và các chi phí liên quan, khấu hao, chi phí đi thuê hoạt động, chi phí quản lý và các chi phí khác. Các chỉ tiêu dùng để phân tích:

Tống chi phí hoạt động (4) Tống chi phí/Tống thu nhập =

Tong thu nhập hoạt động

Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc giảm thiểu chi phí khi gia tăng lợi nhuận. Kiểm soát chi phí hoạt động là một nhiệm vụ cơ bản nhất trong việc quản lý lợi nhuận. Thành công của ngân hàng đó chính là tỷ lệ chi phí/ thu nhập ổn định, thấp hơn so với các ngân hàng đồng hạng hoặc giảm dần theo thời gian.

Bước 4: Phân tích chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện sự phân bổ hàng kỳ cho khoản mục Dự phòng rủi ro tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu dùng để phân tích:

(5) Chi phí dự phòng RRTD/ Tổng Chi phí dự phòng RRTD tài sản bình quân Tông tài sản bình quân (6) Chi phí dự phòng RRTD/ Tổng

dư nợ bình quân

Chi phí dự phòng RRTD Tống dư nợ bình quân

(7)Lợi nhuận trước thuế và dự Lợi nhuận trước thuế và dự phòng

phòng/ Dự phòng RRTD Dự phòng RRTD

Cả ba chỉ tiêu trên đều đo lường tác động của chi phí trả trước hay chi phí thường xuyên đối với thu nhập để tạo ra một khoản dự trữ đầy đủ để bù đắp các khoản nợ xấu.

Bước 5: Phân tích thu nhập ròng

Thu nhập ròng là khoản lợi nhuận của ngân hàng sau khi lấy thu nhập trừ

đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu phân tích:

Lợi nhuận sau thuế (8) ROA = L ’* ,

Tài sản bình quân

ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Neu tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa ngân hàng làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao cho thấy ngân hàng càng làm ăn có hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản có để tạo ra thu nhập của ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế (9) ROE =

VCSH bình quân

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Neu tỷ số này mang giá trị dương thì ngân hàng làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông.

Các chỉ tiêu định tính

khoản, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động tới lợi nhuận của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w