- Hoạt dộng dịch vụ tạĩ hộ gia dinh ■Gfao dục vả đao tao
e) Các chỉ tiêu phân tích Độ nhạy cảm vớirủi ro thị trường (tại Hội sở)
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
a) Quan điểm của ban lãnh đạo về công tác phân tích tài chính tại chi nhánh
Hoạt động an toàn và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng TMCP An Bình nói chung và chi nhánh Hải Phòng nòi riêng cho nên việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh nói chung và công tác phân tích tài chính nói riêng được Ban lãnh đạo rất quan tâm. Tuy nhiên, do ngân hàng tập trung vào việc mở rộng quy mô và các hoạt động kinh doanh sau khi thoát khỏi thời gian của khăn nên công tác phân tích tài chính các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP An Bình cùng chi nhánh Hải Phòng nói riêng chưa được Ban lãnh đạo quan tâm đúng mức. Đây có thể cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung phân tích tài chính của ngân hàng. Ban lãnh đạo chỉ yêu cầu nhận một báo cáo phân tích như đã trình bày ở trên theo định kỳ mà không có những yêu cầu về tính liên tục, cập nhật kịp thời cũng như những phản hồi về nội dung của báo cáo tài chính.
b) Chưa ban hành quy trình phân tích chuẩn
Hiện nay, ngân hàng TMCP An Bình chưa có quy định về quy trình phân tích tài chính chuẩn mực để quy định các bước công việc để thực hiện phân tích cũng như bộ chỉ tiêu phân tích tài chính. Nên các quy tắc khi thực hiện phân tích số liệu, phân tích chỉ tiêu của từng thời kỳ, từng cán bộ khác nhau là khác nhau. Việc này khiến cho các kết quả phân tích chưa thực sự có độ chính xác cao.
c) Trình độ của các cán bộ phân tích chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tiên đang đặt ra
Vì công việc phân tích tài chính của ngân hàng TMCP An Bình hay tại chi nhánh Hải Phòng chưa có chuyên gia độc lập phụ trách mà đang được thực hiện kiêm nhiệm bởi cán bộ kế toán hay cán bộ tài chính. Việc ôm đồm công việc này khiến cho phân tích tài chính và đặc biệt là phân tích tài chính theo mô hình Cames chưa được chuyên sâu. Đa số trong số này, cán bộ phân tích đã được học qua các khóa học về phân tích báo cáo tài chính nên có được những kiến thức nhất định phục vụ cho việc phân tích của mình. Tuy nhiên việc phân tích này chỉ phục vụ các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn là chính, tối đa đến một năm.
Điều đó chứng tỏ Ngân hàng TMCP An Bình và chi nhánh Hải Phòng chưa nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của nhà quản trị tài chính với công việc phân tích tài chính, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đang ngày càng hội nhập sâu rộng ở phạm vi toàn cầu. Việc phân tích mới diễn ra ở hình thức chứ chưa thực sự đi sâu vào bản chất nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể. Không chỉ có vậy, việc phân tích chỉ mới được thực hiện định kỳ hàng quý, năm nên khiến cho người phụ trách gặp phải những lúng túng nhất định vì công việc không phải thường xuyên diễn ra mà mang tính thời vụ. Sự kiêm nhiệm của các nhân viên trong công tác phân tích tài chính
đã dẫn đến hậu quả là:
+ Tính chuyên nghiệp trong phân tích tài chính chưa cao, dẫn đến chất lượng phân tích thấp.
+ Ket quả và báo cáo phân tích tài chính không mang tính khách quan, vì các thông tin chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là các thông tin định lượng, thông tin kế toán từ hệ thống báo cáo tài chính chứ chưa sử dụng các thông tin định tính, các thông tin từ thị trường.
+ Những thông tin này không được lập hay trình bày theo đúng chuẩn mực, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác và không so sánh được giữa các ngân hàng đồng hạng...
d) Chưa tập trung đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện phân tích tài chính
Vì Ngân hàng TMCP An Bình và chi nhánh Hải Phòng chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện phân tích tài chính nên cũng chưa có chủ trương, chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn lực để nâng cao trình độ của cán bộ phân tích cả về kiến thức lẫn việc sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích. Nên các công cụ hiện nay cán bộ phân tích sử dụng để tiến hành phân tích đều đã lỗi thời và chính bản thân cán bộ chưa biết hết các tính năng để sử dụng công cụ một cách có hiệu quả nhất.
e) Hạn chế về các thông tin thu thập được
Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính tại ngân hàng còn có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến nội dung và chất lượng phân tích.
Thứ nhất, việc lấy số liệu và tính toán, việc lập Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tuy được xuất phát
từ các phần mềm hỗ trợ của ngân hàng nhưng khả năng về trình độ công nghệ của
và phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán. Công việc tính toán của những cán bộ này
có thể là thủ công nên để có được số liệu cho Báo cáo phân tích tài chính mất rất
nhiều thời gian mà không đảm bảo độ chính xác của số liệu.
Thứ hai, các số liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính của ngân hàng mà thiếu thông tin từ bên ngoài để so sánh. Cán bộ phân tích ít thu thập thêm các nguồn thông tin bên ngoài về các chỉ số tài chính của các ngân hàng đồng hạng, của toàn ngành ngân hàng nên các đánh giá trong báo cáo phân tích thường mang tính chủ quan, ít có cơ sở.