- Hoạt dộng dịch vụ tạĩ hộ gia dinh ■Gfao dục vả đao tao
2011 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Nợ cần chú ý 63.337 76.551 53
2.3.2.2. Chỉ tiêu phân tích
Ngân hàng chưa có một hệ thống chỉ tiêu (cả chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính) thống nhất của mô hình Camels để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh mà mới chỉ chú trọng vào phân tích khả năng sinh lời và một số chỉ tiêu về tài sản. Đặc biệt ngân hàng không có các chỉ tiêu để đánh giá về năng lực quản lý của mình. Các chỉ tiêu phân tích mà ngân hàng sử dụng thường được phân tích trong trạng thái tĩnh, tức là các chỉ tiêu được tính toán theo năm và so sánh với cùng kỳ của các năm trước hoặc so sánh giữa các
năm một cách đơn thuần. Do đó, việc phân tích chưa nêu lên được xu hướng biến động theo từng giai đoạn. Việc xem xét các chỉ tiêu vừa thiếu lại rời rạc như vậy sẽ khiến cho các thông tin đem lại không được bao quát, toàn diện để thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của ngân hàng. Việc phân tích chỉ dừng ở xem xét quy mô và tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu giữa các năm; chứ chưa đi sâu vào việc phân tích các nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó và sự thay đổi này có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, kế hoạch trong từng giai đoạn hoặc chiến lược kinh doanh dài hạn hay không. Vì thế sẽ không giúp ngân hàng TMCP An Bình nói chung và chi nhánh Hải Phòng nói riêng vạch ra được biện pháp cụ thể để khắc phục được những nhược điểm, qua đó sử dụng tối đa mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu tài chính cao hơn trong tương lai. Ngoài ra điều này còn khiến ngân hàng kh ông đánh giá đúng bản chất của hiện tượng, hoạt động hay nắm bắt được quy luật phát triển của chúng. Ta cùng đi vào xem xét những hạn chế khi ngân hàng thực hiện phân tích tài chính theo các chỉ tiêu:
a) Các chỉ tiêu phân tích Mức độ an toàn vốn (tại Hội sở)
Trong việc phân tích mức độ an toàn vốn tại Hội sở trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các bảng số liệu liên quan đến Nợ phải trở và Vốn chủ sở hữu một cách đơn thuần mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể để có những đánh giá thực chất về số liệu như vậy là tốt hay xấu đối với mức độ an toàn vốn của hệ thống.
Bên cạnh đó, ngân hàng mới chỉ phân tích Vốn tự có dưới góc độ được chia thành 2 thành phần bao gồm Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 rồi so sánh, đánh giá mức độ của từng loại cũng như đánh giá vai trò của vốn tự có trong hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng vẫn chưa nêu bật được vai trò quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu đối với quy mô hoạt động cũng như phân tích sâu về bản chất của sự gia tăng vốn tự có của ngân hàng là như nào.
Sự tăng lên của Vốn tự có là do vốn góp của cổ đông hay lợi nhuận để lại? ngân hàng có phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài hay không? Thêm vào đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích nguồn vốn chưa đầy đủ. So với các chỉ tiêu phân tích mức độ an toàn vốn trong mô hình Camels thì trong báo cáo phân tích của ngân hàng vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa được tính toán, phân tích. Đây cũng là một trong những thiếu sót của ngân hàng trong công tác phân tích chất lượng vốn, điều này dẫn đến ngân hàng có thể dễ đưa ra những nhận xét, và quyết định không chính xác về mức độ an toàn vốn và việc sử dụng vốn của hệ thống.