Khả năng thanh khoản (Lidiquity)

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 48)

Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

Thực tế chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chính vì vậy, khả năng thanh toán trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng.

Các chỉ tiêu định lượng Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Tài sản có tính thanh khoản cao (1) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =

Tong nợ phải trả Mức chất lượng của chỉ tiêu: ≥10%

Tỷ lệ này cho biết khả năng của ngân hàng khi đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và các phát sinh ngoài dự kiến. Theo thông tư 36/2014/TT -NHNN quy định tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tiền mặt, vàng; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc; các loại giấy tờ có giá

được phép giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể;Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài; Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán. Cũng trong thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối thiểu phải đạt 10%.

Tài sản có tính thanh khoản cao /Tổng tài sản

Tài sản có tính thanh khoản cao (2) Tài sản thanh khoản /Tống tài sản =

Tống tài sản

Chỉ số này đo lường mức thanh khoản của ngân hàng. Nó cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng gửi tại ngân hàng. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của ngân hàng trước những cú sốc càng lớn và ngược lại.

Tài sản có tính thanh khoản cao /Tổng tiền gửi

Tài sản có tính thanh khoản cao (3) Tài sản thanh khoản /Tồng tiền gửi =

Tống tiền gửi

Chỉ tiêu này cho biết với mỗi một đồng tiền gửi thì có bao nhiêu đồng là tài sản có tính thanh khoản cao. Neu chỉ tiêu này quá thấp dẫn đến giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng, nhưng nếu chỉ tiêu quá cao cũng làm cho tài sản của ngân hàng sử dụng không có hiệu quả khi bị bó hẹp trong tài sản có tính thanh khoản cao.

Tài sản có tính thanh khoản cao/ Nợ ngắn hạn

(4) Tài sản có tính thanh khoản cao/ Tài sản có tính thanh khoản cao

Nợ ngắn hạn Nợ ngăn hạn

Chỉ tiêu này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời,

chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.

Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi

..A.. Tống dư nợ

(5) Tong dư nợ/Tồng tiền gửi =

Tong tiền gửi

Mức chất lượng của chỉ tiêu: <=90% (Theo thông tư36/2014/TT- NHNN)

Tỷ lệ này cho biết với 1 đồng tiền gửi mà ngân hàng huy động về thì ngân hàng đã dùng bao nhiêu để thực hiện các nghiệp vụ của tín dụng.

Các chỉ tiêu định tính

(1) Quản lý khả năng chi trả

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w