Thành lập bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích tài chính

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 149 - 150)

- Hoạt dộng dịch vụ tạĩ hộ gia dinh ■Gfao dục vả đao tao

e) Các chỉ tiêu phân tích Độ nhạy cảm vớirủi ro thị trường (tại Hội sở)

3.2.3 Thành lập bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích tài chính

tài chính

Hiện nay, ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hải Phòng chưa có bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích tài chính và chỉ cho phòng kế toán thực hiện lập báo cáo phân tích hàng kỳ. Việc này làm cho việc phân tích tài chính chưa đạt hiệu quả cao do cán bộ phân tích vẫn phải làm các công việc hàng ngày của mình và không có chuyên ngành về phân tích tài chính. Khi có bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích tài chính tại chi nhánh sẽ giúp cho kết quả của việc phân tích tài chính đạt hiệu quả cao hơn, có chất lượng hơn. Từ đó ban lãnh đạo chi nhánh sẽ theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị mình để đưa ra những quyết định tài chính phù hợp, hạn chế được rủi ro cho chi nhánh, đồng thời họ có thể cung cấp cho Lãnh đạo ngân hàng tại Hội sở những thông tin tài chính phù hợp, kịp thời phục vụ cho quản trị điều hành toàn hệ thống.

3.2.4.Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Do công việc phân tích tài chính là một công việc khó, đòi hỏi những tố chất, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác nhất định nên trình độ của cán bộ cũng là một yêu cầu quan trọng. Để đáp ứng được đòi hỏi của công việc, cán bộ phân tích phải đáp ứng một số yêu cầu như có năng khiếu về toán học, quyết đoán, có tư duy logic tốt, có óc phán đoán, suy luận tốt, được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Để tăng mức độ hiệu quả của công tác phân tích tài chính của mình, ngân hàng có thể điều động nhân sự từ các phòng ban khác hoặc tuyển dụng thêm cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm cho bộ phận này. Hoặc yêu cầu cán

bộ phân tích tài chính từ Hội sở về làm cán bộ cốt lõi trong thời gian đầu khi bộ phận phân tích tài chính tại chi nhánh mới được thành lập. Sau đó, cán bộ cốt lõi này sẽ đào tạo, hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho những người còn lại trong bộ phận để có thể nắm bắt được yêu cầu công việc nhanh và chính xác nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tuyển thêm nhân sự nhằm bổ sung cho bộ phận phân tích những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thông hiểu pháp luật tài chính và hệ thống kế toán Việt Nam, hiểu một số phần mềm phân tích taic hính, đồng thời có cái nhìn tổng quát, đầu óc sắc bén trong việc đánh giá, phân tích và tổng hợp.

Thêm vào đó, ngân hàng cần tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích cũng như cập nhật các phương pháp phân tích, các thông lệ quốc tế tốt nhất hoặc cử cán bộ đi tham gia các lớp ở bên ngoài về phân tích tài chính ngân hàng. Các khóa học này cần phải được đưa vào kế hoạch đào tạo. Hơn nữa, ngân hàng cần phải mời các chuyên gia về phân tích tài chính, có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động ngân hàng để đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích của mình một cách chuyên nghiệp và sâu rộng hơn.

3.2.5.Chuẩn bị nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu phân tích tài chính tại Ngân hàng

Để có thể ứng dụng mô hình Camels trong phân tích tài chính của ngân hàng một cách hiệu quả nhất, ngân hàng cần phải khai thác và xác định độ tin cậy của các nguồn thông tin sau:

Một phần của tài liệu 1438 áp dụng mô hình camels trong phân tích tài chính tại NHTM CP an bình chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w