- Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng)
Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường giao động từ 50% đến 60%, có nghĩa là danh mục tài sản không tập trung quá vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng [6].
- Tỷ lệ nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 và Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5” [5].
Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng gặp khó khăn, vốn của ngân hàng không ở mức nguy cơ mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ x 100
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Cũng theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” [5]. Chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đồng thời phản ánh rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)= Tổng dự nợ quá hạn/Tổng dư nợ x 100 - Khả năng bù đắp rủi ro
Khả năng bù đắp rủi ro= (Vốn CSH+Dự phòng rủi ro)/Tổng dư nợ xấu “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể” [5].
- Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng vào ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, kỳ hạn cho vay... Nếu quá tập trung vào nhóm nào đó thì mức độ rủi ro sẽ cao, chất lượng tín dụng thấp. Để giảm thiểu rủi ro ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tỷ trọng dư nợ Dư nợ tín dụng của từng lĩnh vực/ngành nghề...
tín dụng (%) = Tổng dư nợ x 100
Theo thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” [8]