Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục đồng thời tuân thủ các qui định của pháp luật và chính sách cho vay của ngân hàng. Xây dựng quy trình cho vay là việc quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Nếu thiết lập được một hệ thống quy trình khoa học sẽ góp phần đáng kể trong việc phát hiện sớm, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
GPBank đã xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định rõ trách nhiệm giữa khâu tìm kiếm và thẩm định
khách hàng và khâu quyết định cho vay.
- Cán bộ Kinh doanh: tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, tiến hành thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng, từ đó đề xuất đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng.
- Quyết định cho vay: Theo thẩm quyền phê duyệt tín dụng, cấp có thẩm quyền rà soát, xem xét đánh giá lại khách hàng và ra quyết định cho vay.
Nhằm tạo tính minh bạch, rõ ràng đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cũng đuợc quy định cụ thể.
a. Giám sát truớc khi cho vay:
- Cán bộ Kinh doanh xem xét các vấn đề về khoản vay, đánh giá rủi ro và việc tuân thủ chính sách tín dụng, chính sách rủi ro khác, đảm bảo quy trình tín dụng đuợc tuân thủ một cách chặt chẽ và từng giao dịch đuợc cơ cấu một cách thích hợp về các điều kiện, điều khoản cho vay, tài sản đảm bảo và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
- Cán bộ Kinh doanh đề xuất tín dụng bao gồm những thông tin định luợng và định tính về khách hàng, thông tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị truờng của khách hàng, chu kỳ kinh doanh, năng lực tài chính và các dự báo tài chính liên quan tới khả năng trả nợ của khách hàng. Truờng hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản, đề xuất tín dụng cũng đuợc phân tích đầy đủ tài sản đảm bảo đó làm giảm các rủi ro tín dụng nhu thế nào, các vấn đề pháp lý liên quan.
b. Giám sát trong thời gian cho vay:
- Đối với cho vay ngắn hạn: Cán bộ Kinh doanh xác định mục đích vay vốn của khách hàng: thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong hoặc ngoài nuớc, thanh toán các chi phí khác nhu điện, bao bì, tiền luơng.Từ đó, việc xem xét giải quyết giải ngân chủ yếu dựa vào những chứng từ liên quan đến việc thanh toán.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: Cán bộ Kinh doanh kiểm tra lại các điều kiện đã đuợc Cấp phê duyệt tín dụng thông qua đã đầy đủ hay chua, như: Tỷ lệ vốn tham gia của mỗi bên, điều kiện thanh toán trong Hợp đồng kinh tế/Hợp đồng xây dựng, hạng mục giải ngân phải phù hợp với hạng mục đầu tư của dự án đã trình, tiến độ đầu tư, tình hình thực hiện dự án, các hồ sơ khác có liên quan đến việc giải ngân
c. Giám sát sau khi cho vay:
Ngân hàng rất đánh giá cao việc kiểm tra sau khi giải ngân đối với khách hàng bằng cách cán bộ Kinh doanh tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, kiểm tra thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra. Về phía khách hàng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay và phải thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định.
Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ Kinh doanh, các cán bộ Kinh doanh theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vẫn tiếp tục tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, cán bộ Kinh doanh cũng kết hợp với việc chấm điểm xếp hạng định kỳ, rà soát lại báo cáo tài chính của khách hàng, việc rà soát này được thực hiện song song với rà soát hồ sơ vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng xin duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan.
Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cán bộ Kinh doanh thực hiện báo cáo và đề xuất hướng giải quyết lên lãnh đạo tín dụng.