vốn của khách hàng không mang lại hiệu quả cao.
+ Việc cập nhật các thông tin bên ngoài thị trường, đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong xu thế tương lai của môi trường vĩ mô còn chưa nhanh nhạy.
Thứ tư, công tác xử lý rủi ro chưa thực sự mạnh mẽ, quyết liệt tới cùng:
+ Tồn tại hiện tượng đảo nợ cho khách hàng có nợ xấu.
+ Chưa thực sự tạo được sức ép nghiêm khắc tới khách hàng trong vấn đề xử lý thu hồi nợ xấu.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tíndụng dụng
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Về chính sách đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng có nhiều yếu
kém dẫn tới công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng còn những hạn chế. Cụ thể:
Quy trình cấp tín dụng chưa chặt chẽ: trên thực tế lại phân quyền phê duyệt tới cấp trưởng/phó phòng giao dịch. Tại đơn vị kinh doanh chưa có bộ phận thẩm định khách hàng riêng biệt, việc thẩm định khách hàng do cán bộ Kinh doanh thực hiện.
Chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao: Hiện nay công tác thẩm định tín dụng còn quá tập trung vào việc thẩm định tài sản đảm bảo, trong khi đây chỉ là nguồn trả nợ thứ hai. Chưa thực sự chú trọng vào năng lực tài chính lành mạnh của khách hàng - nguồn trả nợ chính. Hầu hết Cán bộ thẩm định
chỉ thẩm định khách hàng dựa trên hồ sơ khách hàng, không trực tiếp khảo sát thẩm định thực tế đối với những món vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị kinh doanh. Điều này tiền ẩn rủi ro rất lớn khi đơn vị kinh doanh chịu áp lực từ việc hoàn thành các chỉ tiêu về doanh số.
Việc kiểm tra sử dụng vốn còn mang tính hình thức, chiếu lệ: Việc kiểm tra sau khi cho vay chua đuợc coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay. Điều này dẫn đến thực trạng là cán bộ Kinh doanh có thể lách sản phẩm, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm khách hàng đủ điều kiện vay vốn nhưng lại không đúng với nhu cầu vay. Dẫn tới tình trạng sử dụng vốn sai mục đích rất nhiều đối với các khoản vay tại GPBank.
Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện: Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh, hiện tại chỉ là chiết xuất thuần túy từ hệ thống Temenos T24 (phần mềm lõi ngân hàng). Được thực hiện thủ công mà chưa có một công cụ chuyên biệt cho công tác này. Hơn nữa, ngân hàng chưa có kho dữ liệu thông tin điện tử của khách hàng trên toàn hệ thống, ngoài những thông tin cơ bản được khai ở mục thông tin khách hàng trên Temenos T24. Với những điều kiện như vậy khiến công tác đánh giá tình hình khách hàng và đưa ra các cảnh báo rủi ro sớm gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, hạn chế về nguồn nhân lực: Vì là một ngân hàng quy mô nhỏ,
lại đang trong gia đoạn tái cơ cấu, mọi chi phí đều bị thắt chặt, chế độ ưu đãi đối với cán bộ nhân viên chưa thực sự hấp dẫn nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, và thường làm việc vì mục tiêu học hỏi kinh nghiệm và thu nhập.
Tại GPBank, số lượng nhân sự tại bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế, đa số
cũng là nhân viên trẻ tuổi, kinh nghiệm còn non kém, thâm niên công tác tại lĩnh
vực quản lý rủi ro cũng như làm việc tại GPBank còn chưa nhiều, do đó trình độ
và năng lực bị hạn chế phần nào.
Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế: GPBank
đang bị kiểm soát đặc biệt do vậy không thể đầu tư nhiều vào mảng công nghệ thông tin. Hệ thống Core Banking còn thấp, chưa có kho dữ liệu điện tử toàn diện về khách hàng, hiện tại mới chỉ dừng lại ở những thông tin cơ bản về khách hàng như chứng minh thư, địa chỉ, thông tin liên lạc, chữ ký mẫu đăng ký. Chưa xây dựng được kho dữ liệu điện tử tổng hợp về khách hàng để có thể tra cứu và phân tích khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Vấn đề trao đổi thông tin giữa chi nhánh và hội sở về khách hàng thuần túy dựa trên chứng từ văn bản gốc hoặc bản mail scan. Còn nhiều bất cập và hạn chế trong việc thu thập thông tin về khách hàng, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý, quá trình bị gián đoạn nên hiệu quả không cao. Chưa có phần mềm hỗ trợ thích đáng cho công tác theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như đã phân tích ở trên, những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại GPBank một phần còn vì những nguyên nhân khách quan. Cụ thể gồm:
Thứ nhất, môi trường chính trị - xã hội.
An ninh trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn còn phức tạp; một số vụ án nghiêm trọng vẫn xảy ra; một số tổ chức nhen nhóm hình thành trái pháp luật. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng còn nhiều bất cập, ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục chậm. Những vấn đề trên có những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế nói chung và các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân trong hoạt động kinh doanh, làm việc nói riêng. Trong khi đó, GPBank chưa thực sự nhạy bén với các biến động trong môi trường chính trị - xã hội mà mình đang tồn tại, chưa đưa ra được những chính sách kịp thời để dự báo và đối phó những biến động trên trong định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Thứ hai, môi trường kinh tế.
Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín
dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế;
tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm...
Việc giảm giá lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới trong những năm gần đây cùng với sự chậm tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta đứng trước viễn cảnh rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại và sẽ khó khăn hơn khi mở cửa thị trường nội địa.
Nền công nghiệp gia công kéo dài, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển dẫn đến nhiều ngành công nghiệp khó tồn tại khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, trước mắt là khu vực AEC. Thị trường tài chính phát triển chưa thực sự đồng bộ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm chưa đóng vai trò là kênh tạo vốn trung - dài hạn cần thiết cho nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn tái cơ cấu phải đảm nhận phần lớn nguồn vốn ngắn hạn lẫn trung - dài hạn cho nền kinh tế nên vẫn đang gặp khó khăn.
Trong tình hình kinh tế đầy khó khăn và thách thức như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra hết sức phứ tạp, gây áp lực rất lớn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ và thời gian hoạt động chưa dài, kinh nghiệm ứng phó với biến động của môi trường kinh tế chưa nhiều như GPBank thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.
Thứ ba, môi trường pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo và nhiều bất cập.
dụng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, các quy định của pháp luật về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập, cần hoàn thiện. Hoạt động của các Tổ chức tín dụng hiện nay phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật vì
liên quan đến hầu như mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, phức tạp.
Trong môi trường pháp luật còn hạn chế như vậy, công tác xử lý rủi ro tín dụng nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các quy định của pháp luật với việc xử lý tài sản thế chấp cầm cố tại ngân hàng để thu hồi nợ còn nhiều bất lợi cho ngân hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
Thứ tư, môi trường tự nhiên.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng cao. Với tình hình khí hậu biến đổi liên tục và ngày càng khắc nghiệt như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Càng nghiêm trọng hơn, khi các hiện tượng thời tiết tiêu cực ngày càng diễn ra nhiều hơn, rộng hơn và diễn biến phức tạp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động trồng trọt và nuôi trồng hải sản của người dân, ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng giải ngân cho các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận của Chương 1, Chương 2 đã đi vào phân tích và làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu. Thông qua đó, luận văn đã đưa ra những đánh giá, nhận định về những kết quả đạt được của GPBank trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây chính là cơ sở để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong công tác tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu ở Chương 3 luận văn này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV DẦU KHÍ
TOÀN CẦU