- Định hướng quản trị rủi ro của ngân hàng: đây là một yếu tố chủ quan hết sức quan trọng, nó thể hiện mức độ quan tâm đến công tác quản trị RRTD tại ngân hàng đó. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng có thể được hiểu là chiến lược tổng thể phát triển hoạt động tín dụngvà quản trị RRTD, nó bao gồm hệ thống các chương trình, mục tiêu, chính sách và giải pháp cụ thể được xây dựng phù hợp với nền kinh tế, xã hội trong nước trong từng thời kỳ, quy mô của mỗi ngân hàng.
- Quy mô ngân hàng: yếu tố này có ảnh hưởng lớn đối với việc quyết định
mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Tùy vào quy mô ngân hàng và mức độ hoạt động
tín dụng để lựa chọn xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp.
- Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Nếu ngân hàng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì sẽ giúp hoạt động phân tích dữ liệu phục vụ công tác tín dụng, giảm
thiểu các sai sót đạt tính chính xác và độ nhanh nhạy cao. Theo Basel II: “Sự đầu
tư công nghệ kết hợp với cơ sở dữ liệu chi tiết do thu thập được theo thời gian tất
yếu sẽ phát huy được lợi ích tiền tàng to lớn của nó trong định giá và quản trị rủi
ro chung cũng như trong quản trị điều hành ngân hàng nói riêng.” [4]
- Nguồn nhân lực: Con người luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đặc biệt hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, liên quan trực tiếp đến tiền và nhiều vấn đề của đời sống xã hội do vậy con người lại càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Nói đến nguồn nhân lực cần đề cập đến 2 vấn đề: Chất lượng nguồn nhân lực và quản
lý nguồn nhân lực.Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng mà còn bao gồm cả vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng. Công tác quản lý nguồn nhân sự cũng cần được chú trọng. Mỗi cán bộ ngân hàng đều có thế mạnh, điểm yếu riêng bởi vậy, để phát huy được thế mạnh và hạn chế/khắc phục điểm yếu của cán bộ thì nhà quản lý nhân sự ngân hàng cần phải có chính sách nhân sự hợp lý, phân công, sắp xếp công việc cho cán bộ phù hợp với năng lực, phẩm chất của cán bộ, đồng thời cần có chế độ đãi ngộ công bằng và hợp lý nhằm thúc đẩy cán bộ nỗ lực phấn đấu trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, bộ phận, phòng ban trong một bộ máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung ngân hàng. Một ngân hàng với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ năng lực cao, tư cách đạo đức tốt sẽ làm giảm thiểu rủi ro và tăng cao chất lượng tín dụng và giảm bớt gánh nặng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và ngược lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm những nội dung về bản chất rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, nội dung chương 1 cũng đã làm rõ khái niệm quản trị rủi ro tín dụng, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả không chỉ là mục tiêu mà còn là một thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, Chương 1 đã đưa ra một số mô hình đo lường hiện đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
DẦU KHÍ TOÀN CẦU