2.2.1.1. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại GPBank
GPBank tuân thủ đúng các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng, theo đó quy trình quản trị tín rủi ro tín dụng tại GPBank chia làm 4 buớc: (i) Nhận dạng rủi ro tín dụng; (ii) Đo luờng rủi ro tín dụng; (iii) Theo dõi rủi ro tín dụng và (iv) Kiểm soát rủi ro tín dụng. Cụ thể:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro tín dụng
Xác định các rủi ro tín dụng tiềm ẩn và đã xảy ra trong các giao dịch, sản phẩm, hoạt động; xác định các tương tác với các loại rủi ro khác.
Bước 2: Đo lường rủi ro tín dụng
Sử dụng các phương pháp, mô hình định lượng/ định tính để đo lường mức độ rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tác động đến chất lượng tín dụng của GPBank.
Bước 3: Theo dõi rủi ro tín dụng
Theo dõi trạng thái rủi ro tín dụng, cảnh báo khả năng vi phạm các hạn mức rủi ro tín dụng và báo cáo đến ban lãnh đạo.
Bước 4: Kiểm soát rủi ro tín dụng
Thiết lập, thực hiện các biện pháp kiểm soát theo các phương án phòng ngừa, giảm thiểu, chia sẻ, chuyển, tránh và xử lý các rủi ro tín dụng.
2.2.1.2. Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng tại GPBank được hướng dẫn chi tiết và chia thành nhiều bước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đối tượng/đơn vị nhằm kiểm soát, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể quy trình như sau:
Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định huớng của GPBank trong từng thời kỳ.
Tiếp nhận nhu cầu và huớng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
Bước 2: Tiếp cận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Cán bộ Kinh doanh thu thập và tiếp nhận hồ sơ khách hàng cung cấp theo Danh mục hồ sơ của GPBank quy định và kiểm tra tổng thể hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ, trung thực của hồ sơ.
- Trong trường hợp cần thiết Cán bộ Kinh doanh cùng Lãnh đạo phòng Kinh doanh và/hoặc Lãnh đạo chi nhánh đi thực tế khách hàng tại nơi ở, nơi làm việc (đối với khách hàng cá nhân); trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, nơi cung cấp dịch vụ của khách hàng (đối với khách hàng pháp nhân và khách hàng cá nhân có nhu cầu cấp tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh).
Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng
Cán bộ Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện:
Thẩm định chi tiết khách hàng thông qua việc tra cứu thông tin CIC của khách hàng, xác định khách hàng thuộc định hướng cấp tín dụng nào của GPBank; xác định người có liên quan của khách khách hàng theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung khác;....
- Nhập liệu, xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng của GPBank, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án/dự án/đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
- Đánh giá lợi ích, rủi ro, khách hàng mang lại, đề xuất cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng
- Chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định lên lãnh đạo phòng Kinh doanh/Phòng giao dịch thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 4: Kiểm soát hồ sơ tín dụng và đệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
2015 2016 2017 2018 Dư nợ ngắn hạn________ 3.035 3.290 2.813 3.376
Dư nợ trung và dài hạn 2.635 3.010 3.885 4.662
Lãnh đạo phòng Kinh doanh/Phòng giao dịch tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ Kinh doanh và thực hiện:
Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng
Kiểm soát thông tin chấm điểm, thông tin thẩm định khách hàng, xem xét các nhận định, đánh giá, đề xuất quyết định cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các quy định cấp tín dụng của pháp luật nói chung và GPBank nói riêng.
Bước 5: Phê duyệt quyết định cấp tín dụng
Được thực hiện bởi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng của GPBank. Cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện:
Phê duyệt chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng Xem xét đề xuất và quyết định cấp tín dụng.
Bước 6: Thông báo tín dụng; Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và soản thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng
- Đơn vị kinh doanh thông báo về việc cấp tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Thông báo phải nêu rõ lý do từ chối (nếu từ chối cấp tín dụng), phải thể hiện đúng và đầy đủ nội dung các điều kiện cấp tín dụng (nếu đồng ý cấp tín dụng)
- Thực hiện thủ tục nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật và GPBank.
- Ký kết hợp đồng cấp tín dụng
Bước 7: Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ
- Các cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra giám sát tín dụng theo hướng dẫn kiểm tra, giám sát tín dụng đối với khách hàng hiện hành của GPBank.
- Cán bộ Kinh doanh theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng/Giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh.
- Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng (nếu trong hợp đồng cấp tín dụng có thỏa thuận nội dung này)
- Giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh
- Giải chấp Tài sản bảo đảm (hết dư nợ) - Xử lý tài sản bảo đảm (nếu cần)
- Lưu và quản lý hồ sơ theo quy định.