Giai đoạn 2015- 2018 là giai đoạn hết sức khó khăn và căng thẳng đối với GPBank. Tháng 07/2015, GPBank chính thức đuợc NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng. Nhiệm vụ và cũng là mục tiêu truớc mắt của GPBank tại thời điểm này là sớm khắc phục đuợc những yếu kém của Ngân hàng giai đoạn truớc đây để lại đồng thời nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, tăng chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh cũng như tránh được sự chồng chéo trong công tác kinh doanh và quản lý, sớm đưa GPBank vượt qua khủng hoảng và từng bước ổn định.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống, GPBank luôn quán tri ệt và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng nhà nước, tập trung và quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định lại thương hiệu cũng như hình ảnh trên thị trường, được khách hàng tiếp tục tin tưởng.
Kết quả kinh doanh của GPBank sau khi chuyển đổi mô hình có sự chuyển biến rõ rệt, các biện pháp kinh doanh đổi mới, để thúc đẩy tăng trưởng quy mô mạnh mẽ, bền vững và hiệu quả. Để thấy rõ hơn những cố gắng mà GPBank đã đạt được trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, luận văn phân tích một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng cụ thể như sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Tình hình huy động vốn của GPBank được thể hiện qua bảng, biểu sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước________________________ 5.670 6.300 6.70 0 8.03 8 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng\- -—--- ---/ / 2.347 2.418 2.30
7
2.25 2
(Nguồn: Phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính TSC của GPBank)
33
GPBank đặt mục tiêu trọng tâm huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cu (nguồn vốn thị trường 1) nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2, nâng cao khả năng dự trữ thanh khoản. Trong nguồn huy động, nguồn vốn đến từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất góp phần thực hiện bán chéo sản phẩm, phát triển các sản phẩm cá nhân của Ngân hàng và và đảm bảo nguồn vốn ổn định.
Sau khi chuyển đổi mô hình, với lợi thế là Ngân hàng 100% vốn nhà nước, GPBank chiếm được lòng tin của khách hàng đặc biệt là các khách hàng cá nhân. Cùng với chiến lược chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, với tình hình kinh tế và nội tại ngân hàng còn nhiều khó khăn hoạt động huy động vốn của GPBank vẫn ổn định và tăng trưởng qua các năm, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng và GPBank tích cực tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ nhằm đa dạng cơ cấu nguồn huy động vốn, từng bước giảm dần chi phí huy động vốn.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng.
Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và
tạo ra lợi nhuận. Đi đôi với lợi nhuận là rủi ro, hoạt động cho vay mang lại rủi ro
lớn cho ngân hàng, vì vậy việc quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ để ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro là điều cần thiết và bắt buộc. Bảng 2.2: Hoạt động cho vay
tăng trưởng qua các năm như sau:
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
■ Khách hàng doanh nghiệp ■ Khách hàng cá nhân
(Nguồn: Phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính TSC của GPBank)
GPBank đã lập kế hoạch và giao chỉ tiêu tín dụng, thu hồi nợ đến từng cán bộ, từng đơn vị trong hệ thống, đồng thời triển khai chương trình thi đua phát triển kinh doanh của các đơn vị và tăng năng suất của cán bộ kinh doanh toàn hệ thống với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các đơn vị cũng như các cán bộ tín dụng đạt kết quả tốt trong phát triển tín dụng. Song song với đó, GPBank xây dựng các chương trình, sản phẩm cho vay ưu đãi lãi suất, đặc biệt là Chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp “GPBank đồng hành cùng khách hàng” đã tạo được hiệu ứng và đem lại kết quả tích cực. GPBank tập trung phát triển tín dụng song song với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đơn giản hóa thủ tục nhằm rút ngắn thời gian cho vay cũng như nâng cao chất lượng phục vụ. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, dư nợ tín dụng của GPBank năm 2016 tăng 11.11% so với năm 2017,
năm 2017 tăng 6.32% so với năm 2016 và năm 2018 tăng so với năm 2017 là 20%. Đây là một trong những nền tảng tích cực cho sự phát triển của GPBank trong chặng đường tái cơ cấu của mình.
2.1.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức, kết quả kinh doanh của GPBank có sự chuyển biến rõ rệt, các biện pháp kinh doanh đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng quy mô mạnh mẽ, bền vững và hiệu quả.
Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của GPBank qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
♦Tổng thu nhập
M Tổng chi phí
⅛ Thu nhập thuần
(Nguồn: Phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính TSC của GPBank)
Sau nhiều năm bị kiểm soát đặc biệt và có kết quả kinh doanh lỗ, năm 2016 kết quả kinh doanh của GPBank đã có lãi. Tổng thu hoạt động thuần đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 1.100 tỷ đồng, tương đương tăng 109,5% so với năm 2015, chủ yếu do đóng góp của thu hoàn nhập dự phòng và nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Những năm tiếp theo, GPBank tiếp tục việc giải quyết, khắc phục những tồn đọng của mô hình tổ chức cũ để lại, duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Năm 2017 và 2018, lợi nhuận trước thuế tuy ở mức âm nhưng mức âm có xu hướng giảm dần do tổng thu nhập có xu hướng tăng.