Nội dung cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1282 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 36)

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 bước: Nhận biết rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng; Kiểm soát rủi ro tín dụng.

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị RRTD

Kiểm soát Nhận biết

RRTD RRTD

Ứng phó Đo lường

RRTD RRTD

Các bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng luôn có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau tạo thành chu trình khép kín đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đặt ra.

1.2.3.1. Nhận biết RRTD

Nhận biết rủi ro tín dụng là việc ngân hàng nhận diện được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng. Với sự phát triển của công nghệ 4.0, thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro cao hơn. Vì vậy, một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết các rủi ro ngay từ ban đầu và tất cả các khâu trong cho vay.

có vấn đề

vay kém hiệu quả

hành nhận biết được RRTD. Quản trị RRTD trong kinh doanh của ngân hàng thường được thiết lập ở ba tuyến kiểm soát, ở tất cả các cấp, vì vậy việc nhận diện RRTD cũng được thực hiện ở tất cả các cấp.

- Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản Có chịu rủi ro: Nhận diện RRTD thông qua các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng, mức độ rủi ro của tài sản Có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có tài sản đảm bảo. RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá,chấp nhận lãi suất cao; không xem xét điều khoản hợp đồng một cách kỹ lưỡng, dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay...

- Nhận biết RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của khách hàng như khách hàng chậm trễ/ trì hoãn trong việc nộp các báo cáo tài chính; Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở cán bộ cho vay kiểm tra cơ sở/địa điểm sản xuất kinh doanh; Các chỉ số tài chính của khách hàng: Chỉ tiêu thanh khoản giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng.

Nếu khách hàng có một hoặc một số những dấu hiệu trên thì RRTD chưa hẳn đã xảy ra nhưng xác suất RRTD xảy ra rất cao. Việc nhận biết RRTD được xem là khâu quan trọng trong công tác quản trị RRTD của bất kể ngân hàng nào, từ đó ngân hàng có biện pháp để hạn chế RRTD.

- Kỳ hạn của khoản vay liên tục bị thay đổi.

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả - Lãi suất cao bất thuờng (cố gắng bù đăp rủi ro cao)

- Sự tích tụ thất thuờng của các khoản phải thu và hàng tổn kho của khách hàng

- Tỷ lệ đòn bảy nợ trên vốn cổ phần tăng

- Thất lạc các tài liệu, báo cáo tài chính...

- Tài sản thế chấp không đủ điều kiện

- Trông chờ việc đánh giá lại tài sản để tăng Vốn chủ sở hữu

- Không có báo cáo dự báo về dòng tiền

- Nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào nguồn thu nhập thất thuờng

- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thuờng có thể xảy ra trong tuơng lại - Cho vay do khách hàng hứa hẹn duy trì khoản tiền gửi lớn

- Xác định không rõ ràng kế hoạch trả nợ đối với từng khoản vay

- Hồ sơ tín dụng không hoàn chỉnh, đầy đủ

- Cung cấp các khoản tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc thị truờng của ngân hàng

- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ

- Thiếu nhạy cảm với môi truờng kinh tế

Aaa AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

Aa AA Chất lượng cao

A A Chất lượng trên trung bình

Baa BBB Chất lượng trung bình

Ba BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B B Chất lượng dưới trung bình

Caa CCC Chất lượng kém

Ca CC Đầu cơ có rủi ro cao, có thể vỡ nợ

C C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu nhất

(Nguôn: Peter S.Rose, Quản trị NHTM)

23

1.2.3.2. Đo lườngRRTD

Khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro bước tiếp theo là đo lường rủi ro. Đây thường được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, ngân hàng tiến hành đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Để đo lường RRTD có rất nhiều mô hình gồm mô hình truyền thống và mô hình hiện đại được sử dụng xen kẽ nhau:

- Đo lường rủi ro khoản vay có thể theo công thức đo lường tổn thất dự kiến hoặc theo mô hình xếp hạng của Moody’s...

- Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng: được đánh giá qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng như: Quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, Nợ xấu, Nợ quá hạn, dự phòng rủi ro. Việc đo lường rủi ro tín dụng này

được tính toán dựa trên tổng thể danh mục cho vay của toàn ngân hàng.

Đo lường RRTD giúp ngân hàng có thể xác định được phần tổn thất ngoài dự tính, là cơ sở để xác định giá các khoản tín dụng tương ứng với mức rủi ro và giúp ngân hàng tính toán, trích lập mức RRTD phù hợp với mức độ rủi ro từ đó xác định mức dự phòng rủi ro cho toàn bộ danh mục.

Đo lường rủi ro tín dụng cần được thực hiện đối với từng khách hàng/từng khoản vay, đối với danh mục khách hàng/danh mục khoản vay, đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng.

1.2.3.3. Ứng phó RRTD

Ứng phó RRTD là việc quản lý các khoản vay, xây dựng các giới hạn rủi ro,

xây dựng hạn mức thẩm quyền cho Chi nhánh, phân loại nợ và trích lập dự phòng

rủi ro tín dụng, xử lý các khoản nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề. - Quản lý khoản vay: Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại các khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay... để phát hiện và có những chính sách ứng phó kịp thời để hạn chế rủi ro. Việc đánh giá, kiểm tra này dựa trên số liệu báo cáo từ nhiều nguồn có thể là báo cáo định kỳ, có thể là báo cáo bất thường/ đặc biệt.

- Xây dựng các giới hạn rủi ro: Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng. Khi cho vay thì các NHTM phải dựa vào các quy định giới hạn tín dụng của NHNN và pháp luật đồng thời bản thân mỗi ngân hàng phải xây dựng giới hạn cấp tín dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro với mức lợi nhuận kỳ vọng.

- Xây dựng hạn mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho từng chi nhánh trong hệ thống: đây là hạn mức tín dụng tối đa mà Trụ sở chính/Hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định. Hạn mức này tùy thuộc vào quy mô, chấm điểm xếp hạng từng chi nhánh.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Các Ngân hàng đều phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và định kỳ phải gửi báo cáo cho NHNN (Hiện tại các NHTM Việt Nam đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo huớng dẫn tại TT số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013).

- Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề: Ngân hàng phải thuờng xuyên phân tích các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Huớng xử lý cho các khoản nợ có vấn đề nhu: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phát mại tài sản đảm bảo, bán nợ,...

1.2.3.4. Kiểm soát RRTD

Kiểm soát theo quy trình: Truớc khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay và kiểm soát danh mục cho vay

- Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ cho vay; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của lãnh đạo bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với truờng hợp vuợt thẩm quyền quyết định.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Một lần nữa kiểm soát hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các truờng hợp sai phạm: vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thuờng xuyên khoản vay...

- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi lãi và nợ gốc đến hạn, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

Một phần của tài liệu 1282 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w