Thay đổi chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu 1282 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 73 - 77)

Sau khi xác định được khẩu vị rủi ro phù hợp với mình, ngân hàng cần thay đổi chính sách tín dụng phù với định hướng mới trong hoạt động cấp tín dụng. Ngân hàng cần điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp hơn với định hướng hoạt động tín dụng an toàn, có như vậy mới đồng bộ được giải pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng phù hợp sẽ hướng dẫn bước đi chung cho toàn hệ thống trong việc cấp tín dụng cũng như đặt rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng cần thực hiện các nội dụng sau:

+ Về chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa khách hàng: GPBank cần hiện thực hóa đa dạng danh mục sản phẩm, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Không chỉ là đưa ra sản phẩm mà còn phải có những chính sách để khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm này. Hiện nay, danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng khá phong phú tuy nhiên lại chưa đưa vào khai thác thực sự. Ngân hàng cần khắc phục hiện tượng tập trung vào một số sản phẩm chính như hiện nay.

+ Về chính sách đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng cần tiến hành:

Điều chỉnh và thực hiện quy trình cấp tín dụng chặt chẽ hơn. Hiện tại

việc thực hiện quy trình cấp tín dụng còn nhiều lỗ hổng, thiếu sự tuân thủ nghiêm túc do việc kiêm nhiệm. Để khắc phục vấn đề này ngân hàng cần có cơ chế giám sát quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là các khâu mang tính quyết định tới chất lượng tín dụng như:

Giám sát chặt chẽ nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thì kết quả của công tác thẩm định tín dụng có ảnh

hưởng rất lớn tới quyết định phê duyệt tín dụng. Do đó, chất lượng thẩm định tín

dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ

phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại GPBank ta thấy công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng còn nhiều tồn tại. Vì vậy, giám sát chặt chẽ khâu thẩm định sẽ giúp ngân hàng khắc phục những tồn tại này, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để thực hiện điều này, trước tiên ngân hàng cần đưa ra một chế độ phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận cấp tín dụng trực tiếp. Như vậy sẽ tránh được những rủi ro phát

sinh khi có sự móc nối giữa chuyên viên quan hệ khách hàng với cán bộ thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có hình thức trừng phạt thích đáng cho những sai sót do gian lận hoặc tắc trách của cán bộ thẩm định gây ra, điều này sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn với công việc của chính mình. Thêm vào đó,

đối với chế độ phân cấp thẩm quyền về phê duyệt tín dụng cho đơn vị kinh doanh hiện nay, cũng như việc thẩm định với các món cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị kinh doanh, bộ phận tái thẩm định cần lựa chọn xác

suất để tái thẩm định trực tiếp các món cho vay này. Như vậy sẽ giúp giảm thiểu

rủi ro gian lận từ phía Cán bộ Kinhd oanh, thậm chí là từ đơn vị kinh doanh khi

chỉ thực hiện thẩm định trên giấy tờ như hiện nay.

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sử dụng vốn sau giải ngân. Việc

kiểm tra sau khi cho vay có thể được coi là một công cụ để phát hiện sớm rủi ro

của họ. Từ đó có những biện pháp phòng chống, xử lý thích hợp. Muốn đạt được hiệu quả như vậy, trước tiên ngân hàng cần phải phổ biến và nâng cao tầm nhận thức ý nghĩa của việc giám sát nợ sau cho vay đối với những cán bộ tham gia thực hiện khâu này, cụ thể là cán bộ kinh doanh và cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ. Tiếp đó, ngân hàng cần phải xây dựng một chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các hành vi gian lận, thiếu trách nhiệm trong việc giám sát nợ sau

cho vay. Với sự hạn chế về mặt nhân sự như hiện nay của bộ phận quản lý nợ, việc giám sát nợ chỉ thực hiện thông qua biên bản làm việc giữa khách hàng với cán bộ Kinh doanh có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để khắc phục hạn chế của việc này, bộ phận quản lý nợ nên có những cuộc tổng kiểm tra toàn diện đối với các khoản vay tại ngân hàng một cách đột xuất, hoặc có thể tiến hành kiểm tra xác suất lựa chọn ngẫu nhiên từ danh mục khách hàng của ngân hàng. Việc này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tính nghiêm túc trong việc thực hiện công tác giám sát nợ sau cho vay tại ngân hàng. Thành lập Ban đôn đốc và xử lý nợ có vấn đề để theo dõi, giám sát và cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro hàng ngày/tuần. Tuân thủ

chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc nhằm xác định các loại rủi ro và đặc tính của

từng loại rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt. Từ đó có thể lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến đồng vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, xác định hạn mức cho từng loại rủi ro nhằm kiểm soát rủi ro luôn nằm trong giới hạn đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn vốn và kiểm soát, hạn chế phát sinh rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện và khắc phục những lỗ hổng trong quy trình cấp

tín dụng hiện nay. Cụ thể, cần tách biệt các khâu: tìm kiếm khách hàng, thu

thập thông tin, thẩm định khách hàng. Như vậy có thể đa dạng hóa nguồn thông tin từ khách hàng để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn khi đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, các trình tự thủ tục trong quy trình cần được thiết kế hợp lý, tránh rườm rà, gây phiền phức cho khách hàng nhưng phải đảm bảo

túc sẽ góp phần làm cho quá trình cấp tín dụng được thực hiện một cách bài bản,

nằm trong khuôn khổ khẩu vị rủi ro của ngân hàng đã đưa ra. Bên cạnh đó, nó cũng giúp ngân hàng trách được những rủi ro khi ngân hàng xây dựng quy trình

cấp tín dụng đã loại bỏ bằng những quy định trong quy trình cấp tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD. Cảnh báo sớm rủi ro tín

dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng hoàn chỉnh và hoạt động hiệu quả. Nhờ vào hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ngân hàng có thể phát hiện ra những dấu hiệu, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng trước khi nó xảy ra, giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa, đối phó với những rủi ro được dự báo. Để có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng hoạt động hiệu quả, ngân hàng cần phải xây dựng kho dữ liệu điện tử của khách hàng toàn hệ thống và kho dữ liệu điện tử quản lý rủi ro tín dụng. Hai hệ thống này kết hợp với Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thông qua một phần mềm tự động, tổng hợp và sàng lọc thông tin giúp đưa ra những cảnh báo về hiện trạng của khách hàng. Kết hợp với phân tích thông tin thu thập được từ điều tra thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, các nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên ngoài để đưa ra mức độ cảnh báo. Về riêng phần mềm sử dụng trong hoạt động cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, nếu đặt hàng hoặc mua phần mềm từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thì chi phí khá lớn, chưa kể đến thời gian và chi phí để chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống Core của ngân hàng, tích hợp và liên kết dữ liệu tự động giữa nó và các hệ thống dữ liệu khác của ngân hàng. Với điều kiện hiện tại ngân hàng có thể tự thiết kế và dần hoàn thiện nó trong thời gian hoạt động thực tiễn để tiết kiệm chi phí.

Với một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tự động như vậy về lâu dài sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu nhân sự cần thiết cho bộ phận quản lý nợ và

dụng, góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Phát triển và hoàn thiện các thước đo lượng hóa rủi ro. Để nâng cao

chất

lượng của việc đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng, cần phải hoàn thiện và cập

nhật những chỉ tiêu chấm điểm tín dụng phù hợp với khách hàng. Ngân hàng cần

phải tổng hợp lại thông tin và kinh nghiệm trong thực tế hoạt động của ngân hàng mình để hoàn thiện, thay đổi, phát triển bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng

cho phù hợp với những sự thay đổi và đa dạng về khách hàng hiện nay. Như vậy,

việc lượng hóa rủi ro tín dụng sẽ sát với thực tế hơn, đưa ra những kết quả chính

xác hơn, làm căn cứ cho những quyết định tín dụng, giúp ngân hàng giảm thiểu

những rủi ro tín dụng không đáng có khi ta có thể đo lường nó một cách gần chính xác nhất.

Một phần của tài liệu 1282 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w