2.1.2.1. Huy động vốn
Trong năm 2010, dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhưng với lợi thế về chất lượng, quy mô và địa bàn, hoạt động của Vietinbank vẫn được duy trì và phát huy công tác huy động vốn một cách có hiệu quả.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank
tốt. Tồng nguồn vốn của Vietinbank tính đến ngày 31/12/2010 đạt 399.699 tỷ đồng, tăng 81,2% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 128% so với kế hoạch tăng tưởng năm 2010. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 61.238 tỷ quy đồng, tăng 71,4% so với năm 2009, trong đó ngoại tệ tăng 1.229 triệu USD (tăng 80,9%). Huy động vốn từ nền kinh tế bằng VND tăng 19,5% so với năm 2009; trong đó huy động vốn từ dân cư tăng gần 30%.
2.1.2.2. Sử dụng vốn
Để thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục của nền kinh tế sau tác động của cuộc khủng hoảng, Vietinbank đã chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng nhằm cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2009 là 234.204 tỷ đồng tăng 43,5% so với năm 2009 và đạt 114,8% kế hoạch. Như vậy tính đến cuối năm 2010, chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Điều đáng đề cập là mặc dù thị trường năm 2010 còn nhiều khó khăn, nhưng chất lượng tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện. Nhiều khoản nợ khó đòi của năm 2009 đã được thu hồi, kéo nợ xấu giảm. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank cuối năm 2010 là 0,66%, đây là một thành tích lớn của ngân hàng.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, Vietinbank đã luôn bám sát thị trường để đưa ra các giải pháp thích hợp, kịp thời ứng phó, biến thách thức thành cơ hội trong kinh doanh ngoại tệ. Tổng doanh số mua bán năm 2009 ngoại tệ đạt trên 46 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2008; tuy nhiên, đứng trước sự biến động phức tạp của tỷ giá, năm 2009 Vietinbank chịu lỗ hơn 48 tỷ đồng về hoạt động kinh doanh ngoại hối
Bước sang năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường biến động, nhưng mức lợi nhuận thu được trên 158 tỷ đồng, đạt 206% so với chỉ tiêu kế hoạch. Có được thành quả trên là nhờ theo dõi, bám sát tình hình thực tế và nắm bắt cơ hội thị trường, phân tích và dự báo chính xác được xu thế thị trường qua đó đã kịp thời đưa ra những chính sách tham mưu cho ban lãnh đạo.
Bên cạnh đó, Vietinbank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Vietinbank đã ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với thanh toán viên, giao dịch viên và các điểm giao dịch; chính sách Phí cho khách hàng thể nhân; hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán lẻ. Nhiều sản phẩm mới được triển khai trong các lĩnh vực: tín dụng, bảo lãnh, huy động vốn, ngân hàng điện tử...
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế
Nhận thức rõ, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đóng vai trò tích cực trong giao lưu kinh tế quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, đem lại lợi ích cho quốc gia và lợi ích cho bản thân ngân hàng, Vietinbank đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng các công nghệ hiện đại vào lĩnh vực thanh toán quốc tế để hòa nhập và bắt kịp với văn minh thế giới. Nhờ đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà Vietinbank đã mở rộng được hoạt động tín dụng thông qua tài trợ xuất nhập khẩu, phát hành thẻ tín dụng, đồng thời tăng cường được nguồn vốn huy động, cũng như phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác. Nguồn thu từ hoạt động thanh toán quốc tế so với
tổng thu dịch vụ của Vietinbank chiếm một tỷ trọng không nhỏ, năm 2009 phí thanh toán quốc tế (bao gồm thanh toán xuất nhập khẩu và thanh toán phi mậu dịch) là 205,56 tỷ đồng chiếm 41,58%, năm 2010 là 517,202 tỷ VND chiếm 29,22% trong tổng thu dịch vụ.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK của Việt nam giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2006-2010) a. Thanh toán xuất nhập khẩu
Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietinbank vẫn duy trì ở mức cao, năm 2007 đạt 7.695 triệu USD, chiếm 7,9% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; năm 2008 đạt 11.270 triệu USD, tăng 3.575 triệu USD so với 2007 và chiếm 8,28% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; năm 2009 đạt gần 12.112 triệu USD, chiếm 9,65% thị phần thanh toán nhập khẩu của cả nước; năm 2010 thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietinbank đạt 15.960 triệu USD, chiếm 9,79% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán XNK qua Vietinbank so với tổng kim ngạch XNK cả nước
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2006-2010)
Những số liệu trên biểu đồ 2.2 cho thấy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện qua Vietinbank đều tăng khá mạnh trong các năm gần đây, nhưng tỷ lệ tăng về doanh số thanh toán qua Vietinbank chỉ tăng nhẹ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Điều này có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan sẽ được phân tích dưới đây.
*Thαnh toán xuất khẩu
Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietinbank tính từ năm 2007 đến nay đều tăng qua các năm, năm 2007 đạt 3.371 triệu USD; năm 2008 đạt 4.251 triệu USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2009 đạt 4.501 triệu USD, chiếm 8,05% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; năm 2010 đạt 5.671 triệu USD, chiếm 7,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; Vietinbank thanh toán chủ yếu các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như dầu thô, thủy sản, gạo, cà phê, hàng dệt may, giầy dép. Doanh số các mặt hàng này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu qua Vietinbank.
Vietinbank chủ yếu thanh toán hàng xuất khẩu đi các thị trường Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Hồngkông, Anh, Iraq trong đó thị trường Singapore, Nhật bản chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 20% trong tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Vietinbank và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, gạo, hạt tiêu, hàng dệt
may, thuỷ sản; doanh số thanh toán xuất khẩu đi Mỹ từ năm 2009 tăng mạnh so với những năm trước và nâng tỷ trọng trong thanh toán hàng xuất khẩu qua Vietinbank từ dưới 2,06% lên đến 2,24%. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đi Iraq chiếm tỷ trọng khoảng 3,5% và chủ yếu là xuất trả nợ gạo, cao su, dầu ăn, sữa theo chương trình Đổi dầu lấy lương thực do Liên hợp quốc phân bổ và giám sát.
*Thanh toán nhập khẩu:
Doanh số thanh toán nhập khẩu qua Vietinbank tính từ năm 2007 đến nay có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2007 đạt 4.324 triệu USD; năm 2008 đạt 7.021 triệu USD, chiếm 8,46% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2009 đạt 7.601 triệu USD, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; năm 2010 đạt 10.291 triệu USD, chiếm 12,25% thị phần cả nước. Vietinbank thanh toán chủ yếu các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như dầu thô, thủy sản, gạo, cà phê, hàng dệt may, giầy dép. Doanh số các mặt hàng này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch thanh toán hàng xuất khẩu qua Vietinbank.
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua Vietinbank biến động không đều cũng do ảnh hưởng của chính sách hạn chế nhập khẩu của Nhà nước cũng như việc cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán của các ngân hàng.
Vietinbank chủ yếu thanh toán hàng nhập khẩu từ các thị trường Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng kông, Mỹ, trong đó thị trường Singapore chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 30% trong tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của Vietinbank, sau đó là Nhật Bản và Hàn Quốc, hai thị trường này chủ yếu là thanh toán vay nợ hàng nhập máy móc thiết bị, sắt thép, ô tô, xăng dầu.
*Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank;
- Mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới đã giúp cho việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Vietinbank được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng vì tránh phải qua trung gian.
- Vietinbank đã triển khai các công nghệ hiện đại vào khâu thanh toán, kết hợp với chính sách khách hàng hợp lý và áp dụng mức phí dịch vụ cạnh tranh nên vẫn giữ được nhiều khách hàng truyền thống, và thu hút thêm khách hàng mới.
- Nhờ bề dày kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên Vietinbank vẫn được khách hàng tin cậy để mở và thanh toán L/C, đặc biệt là các L/C có điều kiện thanh toán phức tạp, trị giá lớn.
- Vietinbank thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất, miễn giảm ký quỹ mở L/C nhập khẩu, thực hiện dịch vụ trọn gói cho vay - thanh toán - mua bán ngoại tệ nên đã khuyến khích khách hàng thanh toán qua Vietinbank.
- Một số chính sách vĩ mô của Nhà nước trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu cũng như nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, biến động giá cả trên thị trường thế giới làm tăng tốc độ và trị giá xuất nhập khẩu của cả nước, có lợi cho việc tăng doanh số thanh toán qua Vietinbank.
*Những nhân tố chủ yếu làm giảm kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietinbank:
- Thị phần thanh toán bị chia xẻ do một số khách hàng lớn chuyển sang thanh toán tại các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Citibank, ABN AMRO, ANZ và sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng trong nước.
- Việc không được phép cho vay ngoại tệ đối với sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu cũng là một nguyên nhân hạn chế thanh toán qua Vietinbank.
- Có khách hàng do còn dư nợ với Vietinbank nên đã mang chứng từ xuất trình nơi khác vì sợ bị trừ nợ.
- Do khả năng cung ứng ngoại tệ có hạn, có thời điểm bị khan hiếm nên nhiều khi khách hàng buộc phải sang ngân hàng khác để mở L/C.
- Do chủ trương giảm nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao như tivi, xe máy, linh kiện điện tử, đồng thời nhiều mặt hàng trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, do đó kim ngạch hàng nhập khẩu có xu hướng giảm và kim ngạch thanh toán các mặt hàng này qua Vietinbank cũng bị giảm sút đáng kể.
Các nguồn thanh toán phi mậu dịch qua Vietinbank chủ yếu từ thu chi kiều hối, thu chi của người không cư trú, đổi tiền, thanh toán séc du lịch, thu chi từ các dịch vụ hàng không, bảo hiểm, hàng hải. Do vậy, chính sách hạn chế hay khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước của Chính phủ, lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng hay giảm, tốc độ phát triển các dịch vụ du lịch, bảo hiểm, mức chi tiêu của các văn phòng đại diện, sứ quán tại Việt Nam hoặc biến động tỉ giá đều làm ảnh hưởng đến doanh số thu chi phi mậu dịch qua Vietinbank.
Năm 2010, VietinBank đã thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động kiều hối, bao gồm: phối hợp với Western Union phát triển và triển khai thành công hệ thống công nghệ kết nối từ máy chủ đến máy chủ (H2H). Module Kiều hối đã được cải tiến và nâng cấp, dịch vụ chuyển tiền kiều hối thông qua điện thoại di động từ thị trường Trung Đông về Việt Nam đã được triển khai. Ngân hàng tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá dịch vụ, đặc biệt hướng tới cộng đồng người Việt tại một số thị trường có nhiều Việt kiều và người Việt Nam lao động xuất khẩu v.v... Kết quả năm 2010 lượng kiều hối chuyển về qua VietinBank đạt 1,2 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2009, chiếm trên 15% thị phần kiều hối chuyển về Việt Nam.
2.1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh
Mặc dù còn chịu nhiều ảnh hưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên Vietinbank đã chứng tỏ một sự hồi phục thần kỳ với tổng doanh thu của Vietinbank năm 2010 là 14.819 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 9.319 tỷ đồng tương ứng 273%.
Bên cạnh đó, do thực hiện tốt việc quản lý chi phí, năm 2009 cứ 1đồng doanh thu thì cần 0,5827đồng chi phí, tuy nhiên năm 2010 chỉ tiêu tốn 0,4856đồng chi phí, tương ứng giảm 17%. Do đó, lợi nhuận trước thuế đã tăng mạnh với mức tăng 2.920tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 174%.
Như vậy, trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng hiện nay, để đạt được những kết quả như thời gian qua, Vietinbank đã kế thừa và không ngừng phát huy những thế mạnh của chính mình.
Tổng kim ngạch 2.1.3. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ3.371 4.251 4.502 5.670
2.1.3.1. Văn bản pháp lỷ điều chỉnh
Bên cạnh các văn bản pháp lý, thông lệ và tập quán mang tính quốc tế như UCP 500, UCP 600, ISBP 681, URC 522, URR 525, Incoterm 2000... Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietinbank còn phải chịu sự điều tiết và tuân thủ theo một số văn bản pháp lý khác mang tính quốc gia như sau:
- Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 25/3/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay, quy định tại công văn 405/NHNN- QLNH ngày 23/01/2006 của vụ quản lý ngoại hối - NHNN.
- Pháp lệnh ngoại hối và nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (năm 2006)
- Thông tư số 03/2008 TT-NHNN ngày 11/04/2008 của NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 2635/2008/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008 của thống đốc
NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
- Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ.
Ngoài các văn bản kể trên, Vietinbank còn ban hành văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ trong nội bộ ngân hàng như quyết định 3209/QĐ-NHCT-SGD ban hành ngày 24/12/2009 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng Mã số QT.SGD.01.
2.1.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ
Như đã đề cập tại chương 1, Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán có nhiều ưu thế, thế mạnh do đó trong buôn bán quốc tế phương thức Tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều hơn. Điều này được thể hiện rõ qua thực tế hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank.
a. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu
Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietinbank năm 2007 đạt 3.371 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2006, chiếm 7,6% thị phần của cả nước. Trong đó mặt hàng dầu thô chiếm tỷ trọng 25,8% và có tốc độ tăng đến 47,8% do giá trên thị trường thế giới liên tục tăng cao. Tuy nhiên 4 mặt hàng xuất khẩu lớn còn lại của Vietinbank là thuỷ sản, gạo, dệt may, cà phê có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm so với năm ngoái.
Bảng 2.2: So sánh kim ngạch thanh toán XK theo phương thức TDCT trên tổng kim ngạch thanh toán XK qua Vietinbank
Thông báo L/C và sửa đổi 628,6 785,7 864,23 846,94
Thanh toán L/C 741,1 968 987,3 957,7
(Nguồn sô liệu Sở GD III - Vietinbank 2007-2010)
Vietinbank thực hiện thanh toán xuất khẩu bằng các phương thức Tín dụng