Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 84)

b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

3.1.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2015 của chính phủ đã khẳng định Phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực mà ta có lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu và cụ thể hoá hơn một bước về định hướng chiến lược xuất khẩu trong những năm tới: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có cơ chế bảo hiểm hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. Phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nước. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn , có thời hạn”. Về thị trường xuất khẩu, dự thảo chiến lược yêu cầu: “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới.”

Đại hội Đảng lần XI nêu mục tiêu: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia

tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch XNK, mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới.

Như vậy, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 12% thì đây là một cơ hội rất lớn mở ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu.

Về mặt hàng XNK: Chiến lược mặt hàng được cụ thể hoá như sau: “Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện phát triển một số mặt hàng điện tử, kể cả dịch vụ phần mềm. Chú ý phát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động. Phát triển có lựa chon một số ngành công nghiệp có điều kiện về tài nguyên, nguồn vốn và đảm bảo được hiệu quả (điện, khai thác và chế biến dầu khí, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, luyện kim...) coi trọng phát triển ngành cơ khí (kể cả chế tạo, lắp ráp, sửa chữa) theo hướng đầu tư chiều sâu là chính để cải tạo các cơ sở hiện có và phát triển một số cơ sở mới có điều kiện”.

Vai trò của các ngành dịch vụ được chú trọng: “Phát triển mạnh một số loại dịch vụ như bưu chính, viễn thông, du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ khoa học - công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tư vấn...theo hướng vừa phát triển thị trường nội địa, vừa nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế”.

Như vây, chiến lược mặt hàng xuất khẩu của Việt nam là chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, trong đó tập trung tăng tỷ trọng các

mặt hàng chế biến, chế tạo và dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế.

về thị trường xuất khẩu, Bộ Công thương đã chỉ rõ: Tập trung khai thác cả chiều sâu, chiều rộng với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường trọng điểm cùng với phát triển các thị trường có chung biên giới.

Với những định hướng về mặt hàng và thị trường xuất khẩu mà Bộ Công thương đặt ra thì đây là cơ sở để các NHTM VN đưa ra các chính sách để phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w