Sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

3.1.2. Sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.2.1. Số lượng các ngân hàng

Năm 2011 là năm các ngân hàng tiếp tục bước vào cuộc cạnh tranh tranh gay gắt bởi sẽ có thêm nhiều ngân hàng cổ phần mới ra đời và nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép.

Tính đến đầu năm 2011, Việt Nam có 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động như CitiBank, ABN-Amro Bank, ANZ Bank, HSBC... Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng nước ngoài đang chuẩn bị xâm nhập thị trường Việt nam không phải là ít. Theo cam kết gia nhập WTO thì từ 1/4/2007, loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập và đến năm 2011 thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được gỡ bỏ hết các rào cản tiếp cận thị trường như huy động vốn bằng nội tệ, mở rộng chi nhánh... tại Việt Nam. Như vậy, số lượng các ngân hàng nước ngoại tại Việt nam sẽ ngày càng tăng mà đây lại là các ngân hàng có nhiều lợi thế trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu và đây sẽ là những nhân tố có nhiều ảnh hưởng trong cuộc chiến giành giật thị phần tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh khối ngân hàng nước ngoài thì khối ngân hàng cổ phần trong nước cũng không ngừng gia tăng về số lượng. Tính đến hết năm 2010, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam là 43.

Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cổ phần nhận định, việc ra đời các ngân hàng mới, trong đó có thể có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong năm nay sẽ chưa ảnh hưởng nhiều đến thị phần, vì năm đầu tiên vốn chỉ đủ để các ngân hàng mới chuẩn bị cơ sở vật chất chứ khó làm được gì nhiều và vì vậy sẽ không gây nhiều áp lực về cạnh tranh và lợi nhuận cho các ngân hàng cũ. Áp lực cạnh tranh sẽ thực sự xảy ra vào những năm tới.

3.1.2.2. Hệ thống các chi nhánh của các ngân hàng thương mại ngày càng

được mở rộng

Cuộc đua bành trướng mạng lưới hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2009 đã xảy ra rất quyết liệt. Thực tế, chỉ trong vòng 1 năm, có ngân hàng mở mới đến 60 điểm giao dịch, nhìn vào kế hoạch của các ngân hàng thì xu hướng đó dường như vẫn tiếp tục. Ngân hàng cổ phần có mạng lưới lớn nhất là Sacombank, trong năm qua thành lập mới 13 chi nhánh và 46 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch đi vào hoạt động tính đến cuối năm 2010 là 207 điểm, hiện diện 44/46 tỉnh, thành trên cả nước. Kế hoạch trong năm nay, Sacombank mở thêm 2 chi nhánh trong nước và 2 chi nhánh tại Lào, Campuchia, đồng thời mở thêm nhiều điểm giao dịch, nâng tổng số lên 260 điểm. Khu vực thành thị được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu. Khu vực nông thôn trước đây là “lãnh địa” cho các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, đặc biệt là Agribank thì hiện nay các ngân hàng cổ phần nhỏ đã bắt đầu tiếp cận.

3.1.2.3. Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại

Tổng giám đốc một ngân hàng nhìn nhận: trong thời buổi cạnh tranh này, vốn ít đồng nghĩa chấp nhận tụt hậu trong cuộc đua giành thị phần và khách hàng rất khốc liệt hiện nay. Ngoài ra, ít vốn thì cũng rất khó mở rộng kinh doanh, phát triển công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm... Với phương châm này nên năm 2009 đánh dấu một cuộc đua tăng vốn của các NHTM VN. Trước tình trạng hàng loạt ngân hàng cổ phần đua nhau tăng vốn, NHNN đã ban hành Văn bản nhằm kiểm

soát chặt chẽ việc này. Nhưng trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các ngân hàng cổ phần vẫn phải tìm mọi cách để được tăng vốn, phát hành cổ phiếu mới.

Trên đây là những căn cứ để Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đưa ra các định hướng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng một cách đúng đắn và hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w