Hạn chế trong phòng ngừa rủi rothanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 82)

b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

2.3.2. Hạn chế trong phòng ngừa rủi rothanh toán tín dụng chứng từ

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác thanh toán Tín dụng chứng từ và quản lý rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ của Vietinbank vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần phải tìm hiểu để khắc phục như:

* Tồn tại trong quản lý và tổ chức

- Tổ chức hoạt động phân tán, có sự chồng chéo trong hoạt động của một số bộ phận: bộ phận thanh toán quốc tế được xây dựng theo mô hình truyền thống từ thời bao cấp, không bao gồm nghiệp vụ tài trợ thương mại mà phân định rải rác ở

các phòng thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Do đó, trong tổ chức hoạt động, nếu thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sẽ gây khó khăn cho khách hàng, giảm nguồn thông tin nội bộ để đánh giá khách hàng cũng như khó khăn trong quyết định xử lý nghiệp vụ hàng ngày, làm giảm sức cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

* về cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

Tuy đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ cao hơn trước, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo của Vietinbank vẫn còn một số tồn tại cần tập trung khắc phục đó là:

- Tư duy kinh tế thị trường, lấy phục vụ khách hàng làm phương châm hành động còn có cán bộ chưa nhận thức đầy đủ.

- Kiến thức về quản lý và nghiệp vụ của nhiều cán bộ còn non yếu.

- Công tác đào tạo cán bộ thiếu chiến lược, thiếu định hướng lớn và chưa gắn liền với việc bố trí, sắp xếp cán bộ.

- Chưa có được cơ chế thực sự khuyến khích người lao động tích cực làm việc.

* về quản lý rủi ro và thông tin từ bên ngoài

- Đến nay, Vietinbank đã có bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng chưa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt (Risk Management Committee) để quản lý các rủi ro cho Ngân hàng. Việc quản lý rủi ro hiện nay còn thiếu các quy trình, quy chế cụ thể. Ví dụ, ngay cả việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, việc quản lý thông tin về khách hàng một cách thống nhất cũng chưa được thực hiện và chưa được đo lường kịp thời, chính xác. - Không có bộ phận tổng hợp theo dõi, đánh giá, phân tích rủi ro trong hoạt

động thanh toán quốc tế và quản lý hạn mức mở L/C: Vietinbank mới chỉ có bộ phận tổng hợp số liệu thống kê, tình hình hoạt động của các Chi nhánh, hỗ trợ Chi nhánh trong xử lý nghiệp vụ chứ chưa có bộ phận chuyên theo dõi, đánh giá, phân tích rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; Tuy Vietinbank đã có quy định cấp

hạn mức mở L/C cho các Chi nhánh nhưng chưa có bộ phận theo dõi quản lý hạn mức để có chế tài xử phạt vượt hạn mức hay xét cấp bổ sung hạn mức kịp thời.

* An toàn trong nghiệp vụ thanh toán L/C

- Chưa xây dựng được hạn mức tín dụng cho ngân hàng nước ngoài, nên không quản lý được rủi ro do chấp nhận vô hạn L/C, bảo lãnh do ngân hàng nước ngoài phát hành;

- Thiếu biện pháp phòng ngừa rủi ro về cung ứng ngoại tệ vào thời điểm thanh toán, nên trong một số trường hợp không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ để thanh toán L/C;

* Đánh giá năng lực tài chính khách hàng

- Không có bộ phận chuyên gia phân tích thị trường, khách hàng, biến động giá cả, hàng hoá, đối tác để tư vấn cho khách hàng và phục vụ cho chính bản thân Ngân hàng, cho cán bộ nghiệp vụ khi quyết định việc mở L/C, chiết khấu chứng từ.

* Công tác kiểm tra, kiểm soát

Công tác kiểm tra nội bộ chưa thực sự độc lập và hiệu quả, còn mang tính vụ việc, bị động. Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ có chức năng phát hiện kịp thời các tồn tại, sai phạm, những nhân tố rủi ro, những khiếm khuyết trong quy trình nghiệp vụ và đề ra giải pháp xử lý.

- Xuất phát từ những nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, Vietinbank cần thực hiện khẩn trương việc cải tổ và cơ cấu lại hệ thống nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động luôn an toàn và hiệu quả.

- Dự báo về chiến lược thị trường, khách hàng:

Trước hết Ban Lãnh đạo phải xác định đúng đắn về mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, các thị trường, khách hàng tiềm năng và dự báo khả năng rủi ro của ngân hàng có thể xảy ra (Thông qua các chuyên gia phân tích số liệu thống kê, phân tích thị trường và khách hàng, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ..).

Các chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho hoạt động của Ngân hàng trong hiện tại cũng như tương lai, Ban Lãnh đạo ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định chiến lược phòng chống rủi ro và các dự báo phòng ngừa hiệu quả nhất.

Cuối cùng là đề ra các giải pháp khắc phục một cách tối ưu nhất.

Một chương trình quản lý rủi ro toàn diện bao gồm 4 yếu tố: xác định mức rủi ro chấp nhận được (xác định hạn mức rủi ro), đánh giá dự báo rủi ro, theo dõi tổng thể rủi ro, cuối cùng là đánh giá việc quản lý và xử lý rủi ro và các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Ngoài ra sức ép cạnh tranh ngày càng tăng đòi hỏi Vietinbank có những thay đổi để thích ứng:

- Cạnh tranh từ phía các Ngân hàng Thương mại Cổ phần: với một thị phần khá cao, xấp xỉ 1/2 thị phần của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, mức độ cạnh tranh với Ngân hàng TMCP Ngoại thương là tương đối mạnh, đặc biệt trên hoạt động bán lẻ.

- Cạnh tranh từ các Ngân hàng Nước ngoài: với qui mô hoạt động toàn cầu, sức mạnh về vốn, công nghệ, sự đa dạng hoá về dịch vụ tài chính, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã và đang dần từng bước hình thành vững chắc và bám rễ vào nền kinh tế Việt nam, cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng Việt Nam và Vietinbank trên hầu hết các hoạt động kinh doanh. Với một thị phần khá lớn như hiện nay (khoảng 10%), có thể nói khả năng chi phối và ảnh hưởng của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với Vietinbank là khá lớn. Trong bối cảnh hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tập trung tiềm lực và chiến lược kinh doanh của mình nhằm cạnh tranh, giành dật thị phần từ Vietinbank. Qua đây cũng đưa lại dấu hiệu cảnh báo mất dần các lợi thế kinh doanh đối với Vietinbank trên một số lĩnh vực như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, tài trợ thương mại. Thị phần của Vietinbank trong các lĩnh vực này đã giảm mạnh trong các năm gần đây.

Tóm lại, công tác thanh toán Tín dụng chứng từ và quản trị rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ của Vietinbank đã có nhiều mặt tích cực, thực sự góp phần

vào việc thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của Vietinbank phát triển, đồng thời góp phần tăng lợi nhuận, cũng như tạo điều kiện mở rộng các nghiệp vụ hỗ trợ khác như tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hoạt động Tín dụng chứng từ luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do nhiều nguyên nhân mà công tác phòng ngừa rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ của Vietinbank vẫn còn nhiều bất cập như: việc tuân thủ các quy chế, quy định , quy trình trong hệ thống còn chưa được nghiêm túc. Công tác kiểm soát ở một số khâu trong quy trình bộc lộ yếu kém nên đã phát sinh những vụ việc nghiêm trọng. Rủi ro tác nghiệp đã trở thành một vấn đề cần đặc biệt quan tâm và có giải pháp hữu hiệu. Công tác quản trị rủi ro còn sơ khai, thiếu các mô hình lượng hoá và dự báo rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động Tín dụng chứng từ nói riêng của Vietinbank là hết sức cần thiết và quan trọng.

Kết luận chương 2

Thông qua những nội dung được trình bày ở trên chúng ta nhận thấy: hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietinbank trong những năm gần đây nhìn chung là khá tốt, giá trị thanh toán L/C tại ngân hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên rủi ro đối với các chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ dù là không muốn nhưng lại là điều tất yếu xảy ra và tại Vietinbank, đó không phải là một ngoại lệ. Những rủi ro này cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Do đó, điều cần làm là chúng ta phải rút ra được những bài học sâu sắc từ những rủi ro đó và đi tìm giải pháp để hạn chế những rủi ro này, nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy ra cho ngân hàng và cho khách hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w