Đối với L/C trả chậm:

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

Ta đã biết thực chất thanh toán L/C trả chậm là người nhập khẩu Việt Nam vay vốn nước ngoài để mua hàng chịu, do đó, L/C trả chậm thường được sử dụng trong những hợp đồng nhập khẩu có trị giá lớn, vốn ngoại tệ trong nước không đáp ứng được hoặc hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phải có thời gian sử dụng mới ra sản phẩm để thu hồi vốn và đa phần là những mặt hàng mà người xuất khẩu mong muốn tiêu thụ nên chấp nhận bán chịu. Chính vì thiếu vốn nên thông thường khi mở L/C trả chậm, người nhập khẩu chỉ đáp ứng được một tỷ lệ ký quỹ nhỏ so với trị giá L/C và khi đến hạn thanh toán mới nộp đủ trị giá. Hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng tiền hàng nhập chưa phải thanh toán để quay vòng nhằm tạo lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, có doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc cố tình viện

dẫn lý do tranh chấp thương mại để trây ỳ thanh toán, kéo theo Ngân hàng phát hành cũng trì hoãn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, gây ảnh hưởng đến uy tín trong giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng đại lý, thậm chí bị phạt lãi trả chậm. Trong nhiều trường hợp Ngân hàng phát hành buộc phải ứng vốn cho vay bắt buộc để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết và giữ uy tín với ngân hàng nước ngoài.

Vietinbank cần có Quy trình riêng đối với nghiệp vụ L/C trả chậm trên cơ sở Quy chế của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành.

Ta đã biết L/C trả chậm là hình thức ngân hàng bảo lãnh cho người nhập khẩu mua hàng trả chậm của nước ngoài, do đó, nghiệp vụ L/C trả chậm được điều chỉnh bởi Quy chế mở L/C trả chậm số 711 của Ngân hàng Nhà nước, Nghị định 178 về bảo đảm tiền vay và nhiều quy định khác về điều kiện vay vốn nước ngoài, đồng thời nghiệp vụ L/C trả chậm cũng là nghiệp vụ Tín dụng chứng từ phải tuân thủ UCP500. Do đó, nếu chỉ quy định trong Quy trình nghiệp vụ Tín dụng chứng từ như hiện nay là chưa hợp lý và khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ vì có quá nhiều văn bản phải tuân thủ.

Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ được thuận lợi, tránh rủi ro cũng như tăng cường quản lý nghiệp vụ L/C trả chậm, Vietinbank cần nghiên cứu tách phần quy định về nghiệp vụ L/C trả chậm từ Quy trình nghiệp vụ chung cho hoạt động Tín dụng chứng từ, kết hợp với các văn bản liên quan để ban hành một Quy trình riêng cho nghiệp vụ L/C trả chậm.

Để hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C trả chậm, Vietinbank cần tăng cường quản lý việc mở L/C trả chậm bằng cách:

- Quy định chặt chẽ các điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn như: ký quỹ bằng ngoại tệ, thế chấp tài sản (hàng hoá), bảo lãnh của bên thứ ba, tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nên có Quy trình nghiệp vụ L/C trả chậm riêng trên cơ sở Quy chế của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành để cán bộ trực tiếp có hướng dẫn cụ thể trong xử lý nghiệp vụ..

- Trường hợp thu xếp được nguồn vốn ngoại tệ và trong giới hạn tín dụng cho phép thì nên cho doanh nghiệp vay vốn trong nước để mở L/C trả ngay, tránh phải vay nước ngoài vừa phải trả lãi cao vừa không chủ động nguồn vốn thanh toán khi đáo hạn.

- Thận trọng trong khâu kiểm tra L/C trước khi quyết định thông báo

Để phòng ngừa rủi ro cho mình, Ngân hàng thông báo phải tuyệt đối tuân thủ UCP600, cần lựa chọn các nhân viên có nghiệp vụ giỏi, cẩn thận khi kiểm tra tính chân thật của L/C, chỉ thông báo L/C đã đảm bảo tính chân thật bề ngoài, tức là L/C phải do ngân hàng phát hành, ngân hàng đó phải có quan hệ mã khoá và trao đổi mẫu chữ ký để kiểm tra hoặc L/C phải được giải mã nếu mở bằng điện, được xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ nếu mở bằng thư thông qua ngân hàng trung gian có uy tín. Đối với những thị trường có nhiều giao dịch, ngân hàng nên mở rộng việc thiết lập quan hệ đại lý/ mã khoá để thuận tiện cho nhân viên khi xử lý nghiệp vụ và tránh bị chậm trễ.

Đối với các L/C xuất phát từ những thị trường nhiều rủi ro như thị trường Trung á, các nước Ảrập nên kiểm tra thật thận trọng, nếu thấy có dấu hiệu dễ trục trặc có thể gặp rủi ro thì nên từ chối thông báo và từ chối không được chậm trễ. - Vietinbank cần có hướng dẫn về sử dụng L/C xác nhận

Dịch vụ L/C xác nhận gần như bị bỏ ngỏ bởi tâm lý lo sợ rủi ro của ngân hàng. Đành rằng khi chấp nhận xác nhận L/C là ngân hàng xác nhận cũng phải cam kết trả tiền, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu khi chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều khoản điều kiện của L/C. Nhưng đổi lại, ngân hàng xác nhận lại có nguồn lợi không nhỏ từ thu phí xác nhận, phí thanh toán, thu hút khách hàng và tạo được uy tín trên thương trường. Để hỗ trợ cho người xuất khẩu và tạo nguồn lợi

cho ngân hàng, Vietinbank cần nghiên cứu các biện pháp cần thiết đảm bảo được hoàn trả để có hướng dẫn cụ thể về sử dụng L/C xác nhận, kể cả L/C xác nhận có uỷ quyền và L/C xác nhận không có uỷ quyền.

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w