Tổ chức lại hoạt động tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 70)

b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

2.2.1. Tổ chức lại hoạt động tín dụng chứng từ

Trên cơ sở nhận thức thấy hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng đang ngày càng đóng một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, Ban giám đốc Vietinbank quyết định chuyển mô hình hoạt động thanh toán quốc tế từ “Mô hình phân tán” sang “Mô hình tập trung”.

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có xu hướng chuyển dần mô hình hoạt động TTQT theo mô hình phân tán sang mô hình tập trung nhằm để phòng ngừa rủi ro tốt hơn:

Thứ nhất, mô hình hoạt động TTQT tập trung đã chứng tỏ những ưu thế của

nó trong việc nâng cao tốc độ xử lý chứng từ, tiết kiệm chi phí hoạt động, do đó mang lại lợi nhuận cao hơn;

Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế phức tạp luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ

được trang bị kiến thức chuyên môn sâu sắc và trình độ ngoại ngữ cao. Mô hình tập trung sẽ cho phép tập hợp những cán bộ ưu tú, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm tham gia và xử lý công việc tại đầu mối, do đó sẽ hạn chế đáng kể rủi ro xảy ra;

Thứ ba, tổ chức mô hình tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi,

tổng hợp thông tin phục vụ cho việc phòng ngừa rủi ro.

Chính vì thế vào ngày 10/6/2008, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức ra mắt Sở giao dịch III, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Sở giao dịch III có chức năng trực tiếp xử lý tập trung toàn bộ các dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của toàn hệ thống; khai thác các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các định chế tài chính để hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại; cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại và cung cấp dịch vụ Insourcing cho các ngân hàng khác.

Như một điều tất yếu của việc chuyển đổi mô hình hoạt động, thanh toán tín dụng chứng từ cũng có những thay đổi đáng kể trong việc tổ chức thực hiện. Nếu như ở mô hình phân tán, các chi nhánh, sở giao dịch được phép thực hiện hoạt động tín dụng chứng từ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, sau đó mới lập báo cáo cho Hội sở chính. Ở mô hình tập trung, hoạt động tín dụng chứng từ được tập trung tại Trung tâm TTQT, các chi nhánh, phòng giao dịch nhận chứng từ rồi sau đó chuyển dữ

liệu về Sở III. Các chi nhánh gọi là Front - End, chuyên giao dịch với khách hàng, tiếp

nhận chứng từ và chuyển dữ liệu. Sở III gọi là Back - End, chuyên xử lý trọn gói nghiệp vụ tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w