mực và tập quán quốc tế
Đối với Ngân hàng chiết khấu, điều quan trọng nhất là kiểm tra để đánh giá bộ chứng từ phù hợp khi chiết khấu để tránh rủi ro do bị từ chối thanh toán từ Ngân hàng phát hành. Việc kiểm tra chứng từ phải đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng để không bị sót lỗi, gửi đi đòi tiền nước ngoài được sớm nhất nếu chứng từ phù hợp hoặc có thời gian cho khách hàng sửa chữa/ thay thế chứng từ sai sót mà vẫn đảm bảo đúng thời hạn hiệu lực của L/C.
Việc xác định chứng từ là phù hợp hay có lỗi và lỗi đó như thế nào? không phải là đơn giản, vì điều 14 UCP600 cũng chỉ quy định việc kiểm tra chứng từ với sự cẩn thận hợp lý chứng từ thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế của thực tiễn ngân hàng. Trên thực tế đã có nhiều tranh chấp về việc bắt lỗi chứng từ giữa các ngân hàng của các nước, ví dụ: trong UCP không quy định ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phải trước, sau hay cùng ngày với ngày phát hành Vận đơn (B/L) nhưng một số ngân hàng lại hay bắt lỗi điều này. Mỗi ngân hàng hiểu tiêu chuẩn quốc tế của thực tiễn ngân hàng một cách khác nhau vì UCP không quy định chuẩn mực. Phòng thương mại quốc tế đã cho ra đời khá nhiều tài liệu hướng dẫn, trao đổi các tình huống thực tế như Documentary Credits Insight (Tạp chí chuyên đề về Tín dụng chứng từ), Case Studies on Documentary credits under UCP600 (Các tình huống thực tế về Tín dụng chứng từ theo UCP600) nhưng thực tế vẫn diễn ra tranh chấp, rủi ro bởi các tài liệu này cũng chỉ là những tài liệu mang tính tham khảo, trao đổi kinh nghiệm mà quan trọng là Quy tắc phải tuân thủ - UCP600 lại không đề cập cụ thể. Gần đây nhất, Phòng thương mại quốc tế đã cho ra đời cuốn International Standard
Banking Practice (ISBP) for examination of documents under documentary credits (Thực tiễn ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với việc kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng), cuốn sách này đưa ra các tình huống tương đối cụ thể và nêu cách hiểu thống nhất về sự phù hợp của chứng từ, nhưng để hiểu và thực hiện đúng cũng không phải là đơn giản, mặt khác, cuốn sách cũng chỉ được coi như ẩm nang cho những người làm công tác thanh toán Tín dụng chứng từ chứ không phải UCP600 được dẫn chiếu trong L/C để buộc các bên tham gia phải tuân thủ. Chính vì vậy, bên cạnh việc đòi hỏi mỗi thanh toán viên phải tận tâm tìm hiểu, so sánh, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Vietinbank nên tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho chính những cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ để có thể hiểu sâu và thống nhất trong cách kiểm tra chứng từ nhằm hạn chế xung đột trong bắt lỗi chứng từ giữa Ngân hàng chiết khấu, người hưởng lợi (người xuất trình chứng từ) và Ngân hàng phát hành, hòng rút ngắn được thời gian thanh toán bộ chứng từ, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng chiết khấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng.