Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ, qui trình thanh toán, công tác tín dụng và nguồn ngoại tệ

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

3.3.3. Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ, qui trình thanh toán, công tác tín dụng và nguồn ngoại tệ

tác tín dụng và nguồn ngoại tệ

- Cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá năng lực tài chính khách hàng yêu cầu mở L/C. Ngoài việc phải quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doanh của khách hàng theo đúng quy trình thẩm định, ngân hàng còn phải tìm hiểu kỹ tư cách, uy tín của họ trong kinh doanh, thường được gọi là đạo đức kinh doanh, tìm hiểu mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng trong các giao dịch khác như tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh, thanh toán xuất khẩu, chuyển tiền tìm hiểu cả mối quan hệ của khách hàng với các bạn hàng của họ: Khách hàng có giữ chữ tín với bạn hàng của họ không ? Bạn hàng của họ có đáng tin cậy không ? thanh toán có sòng phẳng không ? Sản phẩm nhập khẩu có thị trường không ? Qua đó cũng có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm cũng như nguồn thu của khách hàng có đảm bảo thanh toán đúng hạn hay không. Trên cơ sở đó mà ngân hàng đưa ra những tỷ lệ ký quỹ, hình thức tài trợ phù hợp, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa thực hiện được chính sách khách hàng.

- Có giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phía người xuất khẩu nước ngoài thông qua hệ thống thông tin từ bên ngoài. Trên thực tế, người xuất khẩu có thể gây rủi ro cho cả người nhập khẩu cũng như ngân hàng khi họ là người không trung thực hoặc trong một số trường hợp người xuất khẩu câu kết với Ngân hàng xuất trình để lập chứng từ giao hàng giả nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng phát hành. Do đó, trước khi quyết định mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, Ngân hàng phát hành không chỉ xem xét các điều kiện đối với khách hàng của mình mà cần phải tìm hiểu cả đối tác xuất khẩu nước ngoài thông qua hệ thống thông tin nội bộ, mạng internet, nếu cần thiết tìm sự trợ giúp của văn phòng Interpol (Bộ Công an).

- Giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả và an toàn trong sử dụng Tín dụng chứng từ nhập khẩu. Như trên đã phân tích, trách nhiệm của Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi nhận được chứng từ hợp lệ, bất luận vì lý do tài

chính của người nhập khẩu hay hàng hoá không đảm bảo đúng số lượng chất lượng quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy, việc sử dụng Tín dụng chứng từ trong thanh toán nhập khẩu một cách có kỹ thuật là giải pháp khá hữu hiệu để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng phát hành nên lựa chọn Ngân hàng thông báo L/C có quan hệ đại lý, mã khoá để việc giải mã và thông báo L/C cho người xuất khẩu nước ngoài được nhanh chóng, tránh tình trạng vòng vèo qua ngân hàng trung gian giải mã, dễ phát sinh chi phí, thậm chí L/C có thể bị từ chối thông báo hoặc đến tay người xuất khẩu chậm, hợp đồng thương mại có thể bị huỷ bỏ, dẫn đến giao dịch L/C cũng bị huỷ theo, hoặc bị liên đới trách nhiệm do làm hỏng thương vụ của người xuất khẩu, người nhập khẩu.

L/C nên hạn chế ngân hàng được phép chiết khấu và tốt nhất là nên chỉ rõ ngân hàng được phép chiết khấu là ngân hàng uy tín có quan hệ đại lý với Vietinbank vì đối với L/C tự do chiết khấu (free negotiable) thì người hưởng lợi có thể xuất trình chứng từ thanh toán tại bất cứ ngân hàng nào, và do đó, Ngân hàng phát hành khó kiểm soát được rủi ro. Nếu chứng từ được xuất trình và chiết khấu tại ngân hàng không có quan hệ đại lý, ngân hàng không có quan hệ tín nhiệm trong thanh toán thì rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng phát hành, đặc biệt trong trường hợp người xuất khẩu và Ngân hàng chiết khấu thông đồng để lừa đảo xuất trình chứng từ giả thì hậu quả khó lường.

L/C nên quy định đòi tiền bằng thư, trọn bộ vận đơn gửi qua ngân hàng để ngân hàng có thể khống chế được chứng từ, hàng hoá và xử lý trong trường hợp có tranh chấp xảy ra nhằm hạn chế rủi ro, nhất là L/C được mở bằng vốn vay ngân hàng.

L/C nên quy định điều khoản đòi tiền Ngân hàng hoàn trả để chủ động nguồn vốn thanh toán, tránh phải điều vốn lòng vòng, tốn chi phí của chính ngân hàng.

Trường hợp phát hành thư tín dụng tuần hoàn (revolving credit) theo giá trị thì trị giá L/C được phục hồi ngay sau mỗi khi được sử dụng hết trong phạm vi hiệu lực của L/C, vì thế, Ngân hàng phát hành sẽ không tính toán được trách nhiệm của mình. Do đó, khi phát hành L/C loại này, Ngân hàng phát hành nên dùng một số cách hạn chế nhằm kiểm soát được rủi ro như quy định tổng số tiền tối đa người hưởng lợi có thể được rút hoặc người hưởng lợi chỉ được rút khi có yêu cầu của cả người mua, người bán và sự đồng ý của Ngân hàng phát hành.

Trường hợp phát hành thư tín dụng trả chậm nên phát hành thư tín dụng trả chậm không có hối phiếu (deffered payment credit) thì người hưởng lợi nước ngoài không được thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ bằng cách chiết khấu hối phiếu đã được Ngân hàng phát hành chấp nhận mà sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn trong tương lai được quy định trong L/C. Hình thức này giúp cho người nhập khẩu và Ngân hàng phát hành hạn chế được rủi ro trong trường hợp có tranh chấp hoặc lừa đảo bởi Ngân hàng phát hành chỉ cam kết và có trách nhiệm thanh toán khi L/C đáo hạn.

Một phần của tài liệu 1178 phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w