b. Thanh toán Tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu
2.1.4. Thực trạng rủi rothanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Thanh toán quốc tế luôn chứa đựng những rủi ro, những tranh chấp. Rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và trong thanh toán Tín dụng chứng từ nói riêng tỉ lệ thuận với sự hoà nhập ngày càng rộng, càng sâu của nền kinh tế nước ta vào nền mậu dịch khu vực và quốc tế. Các rủi ro Vietinbank thường gặp phải là mất vốn, đọng vốn do phải trả thay khách hàng để thực hiện cam kết với nước ngoài, bị khiếu kiện, mất uy tín với khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, bị nảy sinh chi phí quản lý, giao dịch, tố tụng.
Đối với L/C nhập, rủi ro ở chỗ ngân hàng phải thực hiện cam kết với nước ngoài trong khi người nhập khẩu chưa thu xếp được nguồn vốn, gặp khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ phá sản hoặc đã bị phá sản. Đối với L/C xuất, rủi ro phát sinh khi chứng từ đã được gửi đi đòi tiền nhưng không đòi được hoặc lâu không đòi được gây ứ đọng vốn, nhất là chứng từ đã được chiết khấu.
Rủi ro của Vietinbank chủ yếu phát sinh từ nghiệp vụ L/C trả chậm. Tính
15,10 triệu USD, trong năm 2009 đã xử lý giảm được 6,9 triệu quy USD, trong đó phải trích từ chi phí khoảng 2,7 triệu quy USD. Tính đến 31/12/2010 số dư quá hạn L/C trả chậm là 15,4 triệu quy USD, trong năm 2010 Vietinbank đã xử lý được số nợ 465 triệu JPY tương đương khoảng 4.5 triệu USD, trong đó khoảng 800 nghìn USD trích từ Quỹ dự phòng rủi ro vì người nhập khẩu thuộc diện đang xem xét phá sản.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các loại nguyên nhân sinh ra rủi ro tín dụng chứng từ tại Vietinbank
(Nguồn: Sở III Vietinbank 2007-2010)
Trong tổng số nợ quá hạn L/C trả chậm hiện nay có nguy cơ gây rủi ro cho Vietinbank thì có khoảng trên 10% thuộc các doanh nghiệp đã bị phá sản và gần 90% thuộc các doanh nghiệp đang tồn tại nhưng hoạt động không có hiệu quả và khó có khả năng chi trả.
Trong tổng số nợ quá hạn L/C trả chậm nêu trên có khoảng 50% là nợ đã lâu không bị nước ngoài đòi do nhiều nguyên nhân, song Vietinbank chưa có đủ cơ sở để đóng hồ sơ, do đó số nợ treo trên tài khoản ngoại bảng phản ánh nghĩa vụ phải thanh toán của Vietinbank đã gây ảnh hưởng không tốt đối với cơ quan kiểm toán cũng như uy tín của Vietinbank.
Rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ xảy ra cho ngân hàng do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nguyên nhân khách quan do các đối tác gây ra, do cơ chế chính sách hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng.
2.1.4.1. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía Vietinbank
Tình huống 1: Rủi ro kỹ thuật - Không kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng ngoại thương.
Ngày 10/05/2008, SGD phát hành L/C trong đó quy định là draft at sight (trả ngay) trong khi hợp đồng ngoại thương lại yêu cầu mở L/C ghi là trả chậm sau 60 ngày sau ngày giao hàng. Một tháng sau, ngày 10/06/2008, bộ chứng từ được xuất trình trong đó ngày vận đơn là: 25/05/2008. Sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C, ngày thanh toán được xác định là: 24/07/2008 đồng thời gửi bộ chứng từ về chi nhánh Vietinbank để chuyển trả khách hàng. Khách hàng nhận được bộ chứng từ và mới phát hiện ra là nhầm thời hạn thanh toán yêu cầu ngân hàng kiểm tra lại và không đồng ý thanh toán. Sau kiểm tra lại SGD thấy rằng việc ghi thời hạn trả chậm như trong L/C là sai và đã đánh điện cho ngân hàng thương lượng bộ chứng từ sửa đổi điều khoản thanh toán là L/C trả chậm, sau đó ngân hàng nước ngoài đã đồng ý sửa đổi điều khoản thanh toán và việc thanh toán được hoàn tất sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng.
Thiệt hại: Mặc dù trong tình huống này Vietinbank chỉ phải chịu chi trả các khoản phí liên quan tới việc liên lạc qua hệ thống Swift với Ngân hàng nước ngoài nhằm thương lượng để sửa đổi điều khoản thanh toán từ trả ngay sang trả chậm, nhưng trên hết, Vietinbank đã mất uy tín trầm trọng với khách hàng của mình.
Bài học kinh nghiệm: Thanh toán viên và cán bộ Swift cần kiểm tra chính xác nội dung bức điện so với thông tin trên Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng trước khi đẩy điện vào hệ thống sang cho ngân hàng bạn.
Tình huống 2: L/C nhập khẩu thiết bị phục vụ cấp nước: hàng bị giữ tại cảng nước ngoài
Người bán : Singapore Trị giá: USD 2,562,308.45
Ngày 15/10/2009, phát hành L/C nhập ống gang giá CIF cảng Hải Phòng. L/C trả ngay. Lô hàng thứ nhất về bình thường và đã thanh toán ngay. Sau đấy khách hàng làm đơn sửa L/C cho phần còn lại sang trả chậm 30 days after sight.
Chuyến hàng thứ hai trị giá USD1,920,240.00 giao từ Trung Quốc về cảng Hải phòng.
Ngày 21/11/2009 Bộ chứng từ về có sai sót (lỗi: Late shipment- Giao hàng muộn) và Vietinbank đã gửi điện từ chối đi ngân hàng nước ngoài.
Sau đấy khách hàng nhận được thông báo hàng đến của hãng tàu và đề nghị NH ký hậu vận đơn kiêm công văn chấp nhận mọi sai sót của bộ chứng từ. Chi nhánh ký hậu vận đơn cho KH và làm chấp nhận thanh toán ra NH nước ngoài (ngày đến hạn 14/01/2010). Tuy nhiên trên thực tế, KH nhận được thông báo hàng đến của hãng tàu khi hàng chưa thực sự về đến cảng Hải phòng và KH thì muốn làm thủ tục ký hậu ngay để lấy hàng sớm nhằm tránh thuế (thuế của mặt hàng NK từ sau ngày 31/12/2009 sẽ bị tăng từ 5% lên 10%). Khi KH ra đến cảng thì được biết là lô hàng đã bị bắt giữ lại khi đi qua Hong Kong do chủ tàu có nợ nần với 3 khách hàng ở Hong kong và 3 khách hàng này đã xin được lệnh bắt giữ tàu của tòa án Hong Kong. Số tiền nợ khoảng USD400,000.00 (chủ yếu là tiền dầu và phí) trong khi giá trị con tàu là khoảng 6,500,000 USD. Lúc này trên con tàu không chỉ có mình hàng hóa của khách hàng của chi nhánh mà còn hàng hóa của khoảng hơn 10 DN khác của VN cũng bị bắt giữ.
Giải pháp xử lý:
Khách hàng này cùng với 2 khách hàng khác có số lượng hàng lớn nhất trên con tàu đã thuê luật sư sang Hongkong làm các thủ tục để xin giải phóng hàng đồng thời quyết định thuê tàu riêng ra Hong kong để lấy lại hàng. Các DN còn lại thì nhờ tác động của tham tán thương mại VN tại Hong kong để giải phóng hàng.
Vietinbank cũng tư vấn cho người mua ngoài việc thuê luật sư, thuê tàu cũng phải làm việc đề nghị sự hỗ trợ tích cực từ phía người bán ở nước ngoài vì họ là khách hàng truyền thống của người mua, có uy tín và vì việc bắt giữ tàu này là sự cố bất ngờ không nằm trong ý định lừa đảo nào của người bán. Bên cạnh đó NH yêu cầu người mua làm công văn giải trình mọi vấn đề và đề nghị Vietinbank đánh điện xin chậm thanh toán sang NH nước ngoài với mọi rủi ro và chi phí của người mua. NHPH đã đánh điện sang NH nước ngoài xin gia hạn thanh toán.
Nhờ quá trình đàm phán, cuối cùng khách hàng đã lấy được hàng về và ngân hàng nước ngoài cũng đồng ý chậm thanh toán đến 25/3/2010.
Thiệt hại: Do lấy hàng chậm, KH phải chịu thuế tăng từ 5-10%, hỏng một số hàng và phải chịu chi phí để thuê luật sư, thuê tàu sang Hong Kong lấy hàng về. Mặt khác, hàng nhập về chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình ở trong nước.
Bài học kinh nghiệm: Trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, Vietinbank chỉ làm thủ tục ký hậu vận đơn khi chắc chắn hàng đã về đến cảng. Ngoài chuyện có giấy báo hàng đến của hãng tàu, khách hàng và chi nhánh cũng cần kiểm tra chính xác xem thực sự hàng đã về đến cảng chưa.
Tình huống 3: Rủi ro kỹ thuật - Không tuân thủ đầy đủ quy định của UCP 600 và Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thư tín dụng của Vietinbank:
- Chuyển giao chứng từ cho người mở L/C khi họ chưa trả tiền, ví dụ L/C nhập thuốc trị giá 65.000 USD do Vietinbank Hồ Chí Minh phát hành năm 2008, cán bộ Vietinbank đã giao chứng từ cho người mua đi nhận hàng trước khi thanh toán, người mua thấy hàng kém phẩm chất không thể tiêu thụ được nên đã từ chối thanh toán và Vietinbank phải mất chi phí do không thu được phí thanh toán, phí quản lý, theo dõi hồ sơ, có khả năng phải trả thay nếu nước ngoài đòi.
- Thực thi ký quỹ và giải tỏa ký quỹ trái với quy định, điển hình là cán bộ Vietinbank Đà Nang phát hành L/C trả tiền ngay với tỉ lệ ký quỹ 5% trị giá L/C, sau đó người mở L/C yêu cầu sửa thành L/C trả chậm 360 ngày, nhưng không thẩm định lại và cũng không yêu cầu tăng mức ký quỹ lên; Chứng từ đã được người mua chấp nhận thanh toán, nhưng vẫn điện đi ngân hàng nước ngoài đề nghị hủy L/C và giải tỏa ký quỹ cho người mở L/C. Một loạt các vi phạm Quy trình và Thông lệ thanh toán quốc tế đã khiến Vietinbank bị nước ngoài khiếu kiện, buộc phải trả thay, thậm chí rơi vào vòng tố tụng cùng với hành vi sai trái của người mua hàng.
- Ngoài ra việc giao chứng từ cho người nhập khẩu kiểm tra trước khi quyết định thanh toán, từ chối thanh toán với ngân hàng nước ngoài đôi khi khiến việc
thông báo bất hợp lệ bị vượt quá 7 ngày làm việc, và do đó mất quyền từ chối chứng từ.
- Thiếu cẩn thận khi kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C như kiểm tra mã khóa hoặc nhờ ngân hàng khác giải mã đối với L/C mở bằng điện, kiểm tra chữ ký đối với L/C mở bằng thư... nhưng vẫn thông báo cho người hưởng hoặc thông báo từ chối với nước ngoài không kịp thời hoặc thông báo không thu được phí, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Tình huống 4: Rủi ro kỹ thuật - Trình độ nghiệp vụ non kém của cán bộ thanh toán quốc tế
Không đánh giá đúng khách hàng của mình cũng như đánh giá tính thị trường của lô hàng nhập khẩu nên không đáp ứng đủ các điều kiện an toàn trong thanh toán hàng nhập khẩu như quy định mức ký quỹ không bảo đảm an toàn, định giá tài sản thế chấp không đúng với thực tế và quy định, bên thứ ba bảo lãnh chưa đủ độ uy tín hoặc làm chưa đúng thủ tục, do đó trong trường hợp người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán ngân hàng phải trả thay bằng cách cho vay bắt buộc, gây tồn đọng vốn, nợ khó đòi.
Ví dụ: L/C 018060296ILC0065 trị giá 1.930.500USD do Vietinbank Nha Trang mở cho công ty Vật tư Khánh Hoà năm 2007 nhập thiết bị của Hàn Quốc, công ty hoạt động kém hiệu quả, không thanh toán được nên năm 2008 Vietinbank đã phải trả nợ thay khi đến hạn trả nước ngoài và dẫn đến Vietinbank bị mất vốn. (Số nợ bắt buộc đó sau này ngân hàng phải dùng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý); điển hình về việc bên thứ ba bảo lãnh chưa đúng thủ tục là 2 L/C 068HJ289LC014 và 068HJ290LC002 mở cho công ty thu in băng Hoa Phượng Đỏ, Hải Phòng nhập băng trắng của Shinwa Bussan (Nhật) trị giá 2.220.000 JPY và 47.400.000 JPY được UBND TP Hải Phòng bảo lãnh bằng cách ghi cam kết trên đơn xin mở L/C của công ty mà đúng ra phải ký hợp đồng bảo lãnh với Vietinbank, thực tế khi chưa thanh toán L/C thì công ty đã phá sản, UBND TP Hải Phòng cũng chỉ trả được một phần nhỏ, Vietinbank phải rơi vào nợ nần dây dưa, mất uy tín với nước ngoài qua nhiều năm.
2.1.4.2. Rủi ro do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng
a. Sự non kém về kiến thức ngoại thương, thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng chưa hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật buôn bán quốc tế trong khi các thương nhân nước ngoài có kinh nghiệm dày dạn thương trường, do đó đã chọn nhầm đối tác là các công ty lừa đảo, công ty ma... dẫn đến việc xuất nhập hàng bị mất hàng hoặc mất tiền, gây rủi ro cho cả ngân hàng phục vụ hoặc không gắn các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng vào L/C, tức là điều kiện của L/C khác hợp đồng, nên gặp khó khăn, thậm chí bị rủi ro khi thực hiện.
Tình huống: LC nhập khẩu giấy trị giá USD300,000.00, LC trả ngay.
Người bán: Hàn Quốc (người bán này đã giao dịch khá nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam và trước đó được đánh giá là làm ăn sòng phẳng và có uy tín) NHPH nhận được bộ chứng từ trị giá USD300,000 từ một NH thương lượng Hàn Quốc, bộ chứng từ sai sót và NHPH đã từ chối thanh toán.
Ngay sau đó, NHPH lại nhận được 1 bộ chứng từ trị giá USD300,000 từ một NH khác tại Hàn Quốc. NHPH đã liên hệ ngay với khách hàng để xác nhận vụ việc và người mua phản hồi là không có hàng hóa và từ chối thanh toán. NHPH đã gửi trả lại 2 bộ chứng từ cho NH thương lượng.
Tuy nhiên, 2 tuần sau NHPH lại tiếp tục nhận được 2 bộ chứng từ khác từ 2 NH khác nhau ở Hàn Quốc, tổng cộng có 4 bộ chứng từ giá trị như nhau có đầy đủ chứng từ vận tải và bảo hiểm gốc, xuất trình theo 1 LC từ 4 NH thương lượng khác nhau. Hai bộ chứng từ này đều có chung lỗi:
- Giao hàng muộn - LC hết hạn
Một trong hai NH thương lượng khi nhận được điện từ chối từ NHPH đã phản hồi là họ nhận được LC và sửa đổi gốc gia hạn thời hạn từ người hưởng mặc dù thực tế LC có 1 sửa đổi nhưng không liên quan gì đến thời hạn.
Cách giải quyết: Thấy có sự lừa đảo rõ ràng của giao dịch, NHPH đã gửi điện cho 2 NH thương lượng thông báo toàn bộ sự việc và đề nghị họ xác minh lại tư cách,
uy tín của người bán và cũng thông báo cho họ là sẽ đưa vụ việc ra tòa. Sau đó, 2 ngân hàng thương lượng đã yêu cầu trả lại cho họ chứng từ.
b. Chưa am hiểu về luật pháp và tập quán thương mại
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn chưa nắm vững luật trong nước, ít hiểu biết về luật pháp của các nước đối tác, chưa nắm vững Thông lệ thanh toán quốc tế UCP, Incoterms ... do đó:
- Trong những trường hợp có tranh chấp thì không khiếu nại kịp thời, đúng nơi mà thường chỉ biết khiếu nại Vietinbank, điển hình là một số vụ việc xảy ra tại Vietinbank Nha Trang, đáng lẽ không nhận được hàng thì phải kiện hãng tàu, hàng bị rủi ro phải đòi công ty bảo hiểm, nhưng lại đề nghị Vietinbank hủy L/C, không nhận hàng, không thanh toán mà trước đó đã chấp nhận chứng từ, đẩy Vietinbank vào tình trạng vi phạm cam kết thanh toán với ngân hàng nước ngoài.
- Không triệt để tuân thủ theo quy định của UCP600, Incoterms mà L/C đã dẫn chiếu; hàng hoá giao không đúng chủng loại, chất lượng hay thời hạn; lập bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu còn nhiều sai sót, tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài có lý do từ chối thanh toán. Tất cả những điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng trong việc chiết khấu chứng từ.
Trong việc lập chứng từ hàng xuất khẩu, khách hàng thường mắc phải các lỗi sau:
Hoá đơn thương mại: lỗi chính tả, trên hoá đơn mô tả hàng hoá thường thiếu
hoặc sai lệch so với L/C, trị giá hoá đơn ít hơn hoặc lớn hơn so với trị giá L/C trong