* Lạm phát
Yếu tố lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lãi suất của ngân hàng. Theo nguyên tắc lãi suất tiền gửi của ngân hàng phải thực dương (lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát), do đó trong những thời kỳ chỉ số lạm phát cao ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn vì không thể đưa mức lãi suất cao để huy động. Giả sử trong thời kỳ lạm phát hai hoặc ba con số thì ngân hàng không thể đưa lãi suất cao đến hai hoặc ba con số tương ứng, vì vậy việc huy động vốn không thể tiến hành huy động trong điều kiện này.
* Tốc độ hình thành các doanh nghiệp
Tốc độ hình thành các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất càng diễn ra sôi động thì ở đó hoạt động ngân hàng càng phát triển. Khi các doanh nghiệp hình thành và đi vào sản xuất thì sẽ nảy sinh nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau và trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc thừa và thiếu vốn tạm thời cũng thúc đẩy họ có các giao dịch với ngân hàng, vì vậy các doanh nghiệp sẽ mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Thực tế cho thấy, các ngân hàng tập trung ở các khu công nghiệp lớn đều huy động được những nguồn tiền nhàn rỗi với số lượng lớn và ổn định.
* Thu nhập, thói quen tích lũy và tiêu dùng của dân chúng
Thu nhập của người dân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng. Giữa thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ luôn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi thu nhập thấp thì thu nhập thường chỉ đủ cho tiêu dùng mà không có tích luỹ. Khi thu nhập tăng thì tỷ trọng dành cho tích lũy sẽ tăng dần
và tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng sẽ giảm xuống. Vì thế nếu thu nhập của dân cu còn thấp, ngân hàng có đẩy mạnh huy động vốn, nguời dân cũng không có tiền để gửi.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nền kinh tế đạt mức tăng truởng cao, thu nhập của nguời dân không ngừng đuợc tăng lên, theo đó khoản tiết kiệm của dân cu đuợc gửi vào ngân hàng cũng ngày một tăng. Tuy vậy, đại đa số dân cu ở nuớc ta còn nghèo, mức độ tích luỹ thấp, cũng là khó khăn cho việc gia tăng nguồn vốn tiền gửi đối với ngân hàng. Bên cạnh đó thói quen ua thích sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán của dân chúng cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn của ngân hàng. Xuất phát từ chỗ có thu nhập thấp, giá trị các khoản thanh toán nhỏ nên đa số dân chúng thuờng dùng tiền mặt để mua bán hàng hóa, chi trả, vay muợn, ... Hoạt động ngân hàng hầu nhu vẫn còn xa lạ đối với đại bộ phận dân chúng, các sản phẩm ngân hàng chỉ đuợc một số ít nguời sử dụng. Khi có khoản tiền nhàn rỗi thì nguời dân thuờng nghĩ đến việc mua vàng cất trữ mà chua quan tâm đến việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải tuyên truyền đến dân chúng về các tiện ích của sản phẩm dịch vụ đế nguời dân bỏ dần thói quen sử dụng tiền mặt.
* Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các đinh chế tài chính khác
Khi nền kinh tế thị truờng ngày một phát triển thì kinh doanh trong các lĩnh vực đều có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nói đến cạnh tranh là nói đến sự tranh đua, giành giật khách hàng giữa các đối thủ cạnh tranh. Các ngân hàng ngày nay không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập với nền kinh té thề giới các ngân hàng trong nuớc còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nuớc ngoài. Khi số luợng các định chế tài chính tăng lên thì thị phần của mỗi ngân hàng sẽ bị chia sẽ, nguồn vốn huy động có thể bị giảm đi. Nếu một ngân hàng nào đó không có uu thế cạnh tranh thì tất yếu sẽ thất bại trong huy động vốn nói riêng và trong nghiệp vụ kinh doanh nói chung [24].