Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)

2 Tổng tài sản Nợ 7,080,088 10,009,169 7,010,

3.3.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn

Trên mọi lĩnh vực hoạt động, con người luôn là nhân tố quyết định mọi thành công. Vì vậy, để có thể tận dụng tốt phương pháp quản trị mới, đòi hỏi trước hết người quản trị và điều hành cán bộ tác nghiệp phải am hiểu một cách thấu đáo, nội dung của các phương pháp quản trị đó. Đồng thời các nhà quản trị ngân hàng cũng phải nhận thức đầy đủ và vận dụng tốt nhất mối quan hệ hiện có, sự tác động qua lại của các công cụ trong nền kinh tế thị trường như lãi suất, tỷ giá, cũng như tác động của chúng tới hoạt động quản trị ngân hàng nói chung, quản trị tài sản Nợ nói riêng. Ví dụ trong thời gian vừa qua, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã sử dụng các công cụ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu bắt buộc các NHTM mua theo nghĩa vụ ..v..v. dẫn tới hiện tượng một số NHTM thiếu thanh khoản. Hầu hết các NHTM đều phải sử dụng biện pháp tăng lãi suất huy động. Lãi suất trở thành công cụ cạnh tranh trên thị trường và điều tất yếu là có sự di chuyển nguồn vốn huy động, từ ngân hàng có lãi suất thấp sang ngân hàng có lãi suất.cao hơn. Do vậy, nếu nhà quản trị ngân hàng thiếu kiến thức hoặc khả năng vận dụng yếu, sẽ không thể có những phương án thích hợp, để xử lý kịp thời và có hiệu quả vấn đề duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động trong tình huống vừa qua. Có thể nhận xét một cách khách quan rằng, nếu so với các NHTM khác trên địa bàn Hà Nội, NHNo&PTNTTL là một trong những ngân hàng đã có quan tâm nhiều tới vần đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung đặc biệt trong điều kiện sau hội nhập hiện nay, NHNo&PTNTTL cần xây dựng một kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn việc tuyển dụng, dào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng nói chung và đặc biệt là các nhà quản trị ngân hàng, trong đó bao gồm cả các nhà quản trị cấp cao và cán bộ tác nghiệp. Với các nhà quản trị cấp cao, cần quan tâm đặc biệt tới việc cung cấp những kiến thức liên quan tới các lý thuyết kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, những yếu tố có thể gây ra lạm phát, gây ra sự biến động lãi suất, tỷ giá cũng như sự biến động của tiền gửi (tài sản Nợ), tiền vay (tài sản Có) . . .

Sự am hiểu về kinh tế học càng sâu sắc, sẽ cho phép nhà quản trị cảm nhận được xu hướng phát triển của nền kinh tế và có những ý tưởng tốt nhằm dự kiến những tình huống xảy ra, cũng như giải pháp để xử lý tình huống.

Đối với cán bộ tác nghiệp điều quan trọng là phải đào tạo kỹ năng xử lý nghiệp vụ để có thể theo dõi đầy đủ các biến động trong nội dung của tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng. Hơn nữa cán bộ tác nghiệp phải có khả năng phân tích mối quan hệ hữu cơ, giữa tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng, để có những ý kiến tham vấn cho nhà quản trị đua ra những quyết định tốt nhất.

Ví dụ nhu khi muốn tăng một khoản mục tài sản Nợ ngân hàng nên chọn phuơng án nào: Tăng lãi suất tiền gửi? Tăng chi phí tiếp thị? Tăng cuờng các mối quan hệ xã hội? Và ngân hàng nên chọn sản phẩm nào? Tăng tiền gửi? Tăng phát hành giấy tờ có giá? Hay tăng các khoản vay trên thị truờng?... Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập cần chú trọng đào tạo toàn diện và nội dung đào tạo phải phù hợp với các cấp quản trị điều hành và tác nghiệp.

Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kiến thức kinh tế quốc tế, đổi mới nguồn nhân lực nhu NHNo&PTNTTL - một Ngân hàng chuyên nghiệp trong kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng đa năng trong điều kiện hội nhập - còn đòi hỏi cả sự hiểu biết về thị truờng quốc tế. Vì vậy, trong đào tạo nguồn nhân lực luôn luôn phải quan tâm, bổ sung các kiến thức mới có tính quốc tế cho nhân viên và nhà quản trị.

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 112)