Quĩ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 97)

2 Tổng tài sản Nợ 7,080,088 10,009,169 7,010,

3.2.3.2. Quĩ dự trữ bắt buộc

Giả định hãy xem một ngân hàng có thể đối phó với đồng tiền rút ra xuất hiện khi những người gởi tiền ở ngân hàng này rút ra ồ ạt tại một thời điểm. Trong khi đó, nếu không có tiền dự trữ đủ để thanh toán cho khách hàng, khi đó điều gì sẽ xảy ra? Ngân hang có thể phải giãn nợ thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, cách làm rất có thể dẫn đến tốn kém. Và việc làm như vậy dễ có thể làm cho những khách hàng vay tiền của họ được gia hạn vay sinh ra phản ứng, bởi vì họ không gây ra chuyện gì để đáng bị đối xử như vậy. Vì thế, họ có thể tiến hành gửi tiền ở nơi khác trong tương lai, một sự cố mà ngân hàng này phải trả giá.

Hoặc để ngân hàng giảm các món tiền cho vay của mình là bán tháo chúng cho các ngân hàng khác. Lần này cũng như vậy, điều này cổ thể phải trả giá đắt, vì các ngân hàng khác không trực tiếp biết rõ những khách hàng đã vay các món tiền đó và như vậy, họ có thể không sẵn sàng mua các món cho vay đó theo đủ giá trị của nó.

Một phương án lựa chọn khác là ngân hàng này bán một số tài sản khác của mình giúp thoả mãn được dòng tiền rút ra ồ ạt. Giải quyết theo cách này, tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng mất lòng hoặc một tổn thất do việc bán các món tiền cho vay, nhưng ngân hàng này sẽ chịu một số chi phí môi giới và giao dịch khác khi bán các tài sản này với giá trị thấp hơn. Một cách thứ tự mà ngân hàng này có thể đáp ứng được dòng tiền rút ra là giành được các khoản tiền dự trữ bằng cách

vay tiền từ Ngân hàng Trung ương. Hoặc sau cùng là vay từ các ngân hang khác, vay các công ty, ... Dù thế nào thi phí tốn giải quyết như vậy cũng hêt sức tốn kém.

Như vậy nếu dự trữ thăng dư ở một mức độ hợp lý thì ngân hang sẽ không phải mất những chi phí nói trên. Khi thực hiện thăng dư dự trữ thì những nhu cầu rút tiền của khàch hàng luôn được đảm bảo và chỉ mấy số tiên chi phí ở mức thấp. Tránh được những tổn thất: Thu về hoặc bán tháo các món tiền cho vay; vay từ Ngân hàng Trung ương, hoặc vay từ các ngân hàng khác và từ các 'công ty. Các khoản tiền dự trữ thặng dư là sự bảo hiểm chống đỡ.lại các chi phí kèm theo với dòng tiền rút ra. Chi phí .kèm theo với dòng tiền rút ra càng lớn, các .ngân hàng sẽ càng muốn giữ nhiều tiền dự trữ thặng dư hơn.

Một ngân hàng sẵn lòng thanh toán những chi phí để nắm giữ những khoản tiền dự trữ thặng dư(chi phí cơ hội, chi phí này là tiền bị bỏ qua đo không nắm giữ những tài sản Có đem lai thu nhập như các món tiền cho vay hoặc các chứng khoán) nhằm bảo hiềm đề phòng tổn thất do đòng tiền rút ra gây nên. Do các khoản tiền dự trữ quá mức - giống như việc bảo hiểm - cần một chi phí. các ngân hàng cũng thực hiện những bước khác để bảo vệ mình. Thí dụ. ho có thể chuyển đổi cách nắm giữ tài sản Có của họ sang những chứng khoán lỏng hơn (chứng khoán của Chính phủ, tức là những khoản tiền dự trữ cấp hai).

Qua giả định trên, có thể rút ra vai trò của tiền dự trữ. Với vai trò như vậy, NHNo&PTNTTL luôn xây dựng mọtt quĩ dự trữ bắt buốc, ngoài dự trữ bắt buộc chung của NHNo&PTNTVN, tức là trên khía cạnh hoạt động ở chi nhánh, luôn có thăng dư quĩ dự trữ bắt buộc.

Nhưng làm thế nào để có một lương dự trữ thặng dư hợp lý, đòi hỏi NHNo&PTNTTL:

Dự trữ: Là một bộ phận tài sản của ngân hàng được duy trì song song với tài sản sinh lời, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phát sinh, toàn bộ các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên của ngân hàng. Dự trữ bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các tài sản Có tính thanh khoản

cao, để thỏa mãn nhu cầu rút tiền, thanh toán nợ và các khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng.

Tài sản dự trữ lớn hơn hoặc bằng các khoản chi trả * Các hình thuc dự trữ của ngân hàng

Đối với NHNo&PTNTTL không có hình thức dự trữ pháp định mà chỉ có dự trữ thặng du vuợt mức nhu cầu dự trữ qui định của NHNo&PTNTVN và bất cứ số vốn bổ sung nào mà chi nhánh xem là cần thiết, để cung ứng thêm nguồn thanh khoản cho các tài sản Nợ.

- Phuơng pháp quản lý dự trữ bắt buộc:

+ Phong tỏa hoàn toàn: Toàn bộ số tiền dự trữ bắt buộc tại chi nhánh sẽ quản trị tại một tài khoản riêng biệt và không đuợc sử dụng đến khi không có nhu cầu chi trả đột xuất.

- Cách thực hiện quản trị dự trữ bắt buộc.

Ngoài các dự trữ bắt buộc theo pháp định thực hiện tại Hội sở NHNo&PTNTVN, NHNo&PTNTTL cũng tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng loại tiền gửi, để tính ra luợng tiền dự trữ bắt buộc trong ngày theo công thức.

Số tiền dự trữ bắt buộc (DTBB) = (Số dư TG không KH X Tỷ lệ DTBB) + (Số dư TG có KH X Tỷ lệ DTBB)

+ Quản trị dự trữ trong một tháng. Số tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ này tính trên số du tiền gửi của kỳ liền truớc đó bắt buộc đuợc thực hiện từng ngày, đuợc phép bù trừ giữa ngày thiếu và ngày thừa.

- Các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bao gồm tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ gồm:

+ Tiền gửi Kho bạc Nhà nuớc

+ Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nuớc: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiết kiệm khác

thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

+ Tiền thu đuợc từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc. .

- Toàn bộ số tiền dự trữ bắt buộc sẽ đuợc theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh.

3.2.3.3. Quĩ dự trữ thanh toán

Nhu chuông đa trình bày, mục đích của quĩ dự trữ thanh toán để đảm nhu cầu thanh toán của khách hang nhanh chóng kịpp thời. Để thực hiện đuợc mục đích này hiệu quả cao nhất, theo tác giả, NHNo&PTNTTL cần thực hiện biện pháp quản trị kết hợp khe hở thanh khoản và rủi ro thanh khoản.

Dựa trên duy trì thanh khoản của cả tài sản và nguồn vốn. Tuỳ từng thời kỳ, điều kiện mà NHNo&PTNTTL lựa chọn chiến luợc thích hợp. Với đặc điểm của chi nhánh hoạt động ở trung tầm tiền tệ, nên dựa chính vào thanh khoản của bên nguồn và kết hợp duy trì thanh khoản dựa vào tài sản thanh khoản.

Chiến luợc quản lý thanh khoản kết hợp dựa trên quản lý dòng tiền: dòng tiền vào và dòng tiền ra, bao gồm:

- ước luợng dòng tiền vào: Cung thanh khoản - ước luợng dòng tiền ra: Cầu thanh khoản

- ước luợng khe hở thanh khoản và các biện pháp xừ lý: Chênh lệch dòng vào và ra.

Ngân hàng tính toán khe hở thanh khoản trong kỳ tới dựa trên dự đoán dòng tiền vào và ra. Khe hở thanh khoản (chênh lệch dòng tiền vào và dòng tiền ra có thể đuợc tính cho từng ngày, tuần, tháng, năm. Các dự tính này đuợc xây dựng dựa trên phân tích các nhân tố ảnh huởng nhu thời vụ, chu kỳ, tâm lý, cạnh tranh... nếu dòng tiền vào dự tính lớn hôn dòng tiến ra dự tính, (cung > cầu thanh khoản) ngân quỹ của ngân hàng gia tăng (tăng tính thanh khoản của tài sản), nếu nguợc lại, ngân quỹ của ngân hàng sẽ suy giảm (giảm tính thanh khoản của tài sản).

Ngân quỹ của ngân hàng gia tăng có thể được chia thành hai trướng hợp:

Một là,, ngân hàng chủ định gia tăng ngân quy nhằm đối phó với những khó khăn về nhu cầu thanh khoản đột xuất trong kỳ tới. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ cân nhắc giữa chi phí năm gia ngân quỹ cao kỳ này vớ chi phi có thể phải bò ra để đáp ửng nhu cầu thanh khoản kỳ tới.

Hai là, ngân hàng bị động phải gia tăng ngân quỹ do khả năng cho vay thấp (xuất hiện tình trạng dư thừa lớn dự trữ - ứ đọng vốn). Trường hợp này sẽ dẫn đến giảm thu nhập của ngân hàng. Nhà quản lý cần có biện pháp để giảm tính thanh khoản của tài sản bằng cách giữ tổng tài trợ, hoặc giảm huy động.

Sử dụng biện pháp quản trị nói trên sẽ luôn đảm bảo an toàn cho thanh toán, khả năng thanh khoản luôn ở mức tốt nhất, hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w