Quản trị vốn huy động

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

Quản trị vốn huy động là quản trị quá trình huy động nhằm tìm kiếm các khoản vốn sao cho đáp ứng yêu cầu về khối lượng với chi phí hợp lý nhất.

Trong hoạt động quản trị đối với nguồn huy động, các NHTM phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn:

- Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện.

- Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành.

- Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng.

- Không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường (thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rửa tiền).

- Không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp).

Thoả mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất:

- Áp dụng nhiều phương pháp huy động vốn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng.

- Đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng.

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động:

- Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống.

- Ngăn chặn phao tin đồn nhảm.

Việc quản trị vốn huy động tức là xây dựng một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó nhằm duy trì và tăng trưởng các nguồn vốn mà NHTM có thể có được sao cho có một chi phí rẻ nhất để làm cơ sở cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Trước hết nhà quản trị cần nắm rõ những đặc điểm của địa bàn mà NHTM đang hoạt động như dân số của địa bàn; thu nhập của dân cư và khả năng tiết kiệm; khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cư; những đặc điểm lịch sử, truyền thống.

Đánh giá và lập kế hoạch huy động vốn.

Trên cơ sở những đặc điểm của địa bàn hoạt động, các chi nhánh của NHTM cần phải dự kiến lượng khách hàng và vốn mà NHTM cần phải thu hút và các kế hoạch Marketing của ngân hàng để tiếp cận khách hàng.

Trong kế hoạch huy động vốn, NHTM phải xác định những sản phẩm huy động vốn mà NHTM cung cấp cho khách hàng và cách thức làm cho khách hàng hiểu được sản phẩm của ngân hàng, những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng phải thỏa mãn được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng như:

Cung cấp cho khách hàng 1 tài khoản để giữ hộ tiền cho khách hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán.

Cung cấp cho khách hàng 1 tài khoản tiết kiệm có mục đích như tiết kiệm hưu trí, mua nhà, mua xe, du học, ...

Cung cấp cho khách hàng 1 tài khoản tiết kiệm sinh lời, an toàn tài sản.

Theo dõi sư thay đổi gíá trị của các khoản nợ khi lãi suất thị trường thay đổi

Khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ làm cho giá trị của các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất thay đổi. Lãi suất tăng sẽ làm cho giá trị nợ nhạy cảm lãi suất tăng và lãi suất giảm sẽ làm cho giá trị nợ nhạy cảm lãi suất giảm. Tùy thuộc vào khe hở giữa tài sản Có và Nợ nhạy cảm lãi suất như thế nào mà nó sẽ tác động vào giá trị lợi tức của ngân hàng.

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất- Nguồn nhạy cảm lãi suất

Neu khe hở lớn hơn 0 khi lãi suất giảm sẽ làm cho giá trị nợ giảm ít hơn giá trị tài sản giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt và ngược lại, lãi suất tăng ngân hàng sẽ được lợi vì giá trị tài sản tăng lớn hơn giá trị nợ tăng.

Nếu khe hở nhỏ hơn 0 khi lãi suất tăng sẽ làm giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất tăng nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất dẫn đến ngân hàng bị thiệt, và ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất giảm nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất dẫn đến khách hàng được lợi.

Theo dõi cơ cấu nợ

Cơ cấu nợ là tỉ lệ phần trăm của các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn huy động của NHTM. Cần lưu ý mỗi loại nguồn vốn cấu thành trong nguồn huy động có mức độ ổn định, chi phí hình thành khác nhau. Vì vậy, trong quản trị cần quan tâm đến cả hai yếu tố này để vừa đảm bảo hạn chế rủi ro, vừa góp phần tăng lợi nhuận cho NHTM.

Theo dõi cơ cấu thời han các khoản nợ

Một NHTM có những khoản nợ dài hạn càng lớn thì NHTM sẽ có thể có một cơ cấu tiền gửi nghiêng về dài hạn cho phép ngân hàng có thể tài trợ cho những dự án lớn, thời gian hoạt động dài và tất nhiên là sẽ có lãi suất cao, nguồn vốn dài hạn lớn cũng cho phép ngân hàng chủ động trong việc sử dụng, ít phải lo lắng về dự trữ thanh toán. Do đó, NHTM phải phấn đấu huy động nguồn vốn dài hạn càng nhiều càng tốt thông qua việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn (5 năm) chẳng hạn vì người gửi tiền ít khi chọn loại tiền gửi dài hạn, nhưng mua trái phiếu họ có thể mua loại dài hạn khi cần thanh khoản có thể chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán. Cũng cần lưu ý là vốn huy động dài hạn có tính ổn định cao, song cũng phải chấp nhận chi phí đầu vào cao.

Định giá các dịch vu tiền gửi

Định giá các dịch vụ tiền gửi là một nội dung quan trọng trong quản trị tài sản Nợ của NHTM. Mặc dù ngày nay thị trường tài chính ngày một trở nên hoàn

hảo hơn, từng NHTM đơn lẻ ít có khả năng kiểm soát lãi suất trong dài hạn. Sự biến động của thị trường tài chính cũng khá phức tạp, nhất là khi thị trường có nhu cầu thanh khoản gay gắt.

Định giá chi phí theo phương pháp tập trung nguồn vốn

Chi phí nguồn vốn của ngân hàng ngoài việc phải trả lãi cho người gửi tiền, Ngân hàng còn phải trả một khoản cho dự trữ bắt buộc và dự trữ ngân quỹ. Do đó, chi phí nguồn vốn có thể được tính theo công thức (l)

(1) Tỷ lệ chi phí nguồn vốn = Tổng nguồn x (lãi suất tiền gửi+chi phí ngoài lãi)/100% - ( Tỷ lệ DTBB +Tỷ lệ dự trữ ngân quỹ)100% + Tổng Vốn tự có x (Chi phí cơ hội/100%)

Tỷ lệ chi phí nguồn vốn là mức tỷ lệ thấp nhất mà lãi suất cho vay phải đạt được để đảm bảo hòa vốn. Nếu lãi suất cho vay nhỏ hơn tỷ lệ chi phí nguồn vốn thì ngân hàng sẽ bị lỗ. Nếu lãi suất cho vay lớn hơn tỷ lệ chi phí nguồn vốn ngân hàng sẽ được lãi.

Ngoài ra, ở các nước người ta còn sử dụng các hợp đồng mua lại như một NHTM cam kết bán cho một NHTM khác 1000 tỉ đồng trái phiếu nhà nước với cam kết sẽ mua lại nó sau 3 tháng. Thực chất là xin vay một khoản tiền 1000 tỉ đồng với thời hạn 3 tháng, có đảm bảo bằng trái phiếu nhà nước.

Lợi ích của các hợp đồng mua lại là bên cần mua có thể có được vốn để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình, bên có nguồn vốn có thể làm cho nguồn vốn đó sinh lợi và đảm bảo chắc chắn đến hạn là có thể thu hồi được vốn cho vay.

Quản tri khe hở vốn.

Về mặt quản trị người ta có thể sử dụng khe hở vốn để xem xét mức độ thiếu hụt vốn theo công thức (2)

(2)Khe hở vốn = Cho vay, đầu tư hiện tại và dự tính - Dòng tiền gửi vào hiện tại và dự tính

dòng tiền gửi vào hiện tại và dự tính thì có nghĩa là khe hở vốn lớn hơn 0, chênh lệch đó sẽ được bù đắp bằng những khoản nợ phi tiền gửi.

Trong quản trị vốn phi tiền gửi các NHTM cần lưu ý:

Chi phí huy động vốn phi tiền gửi: NHTM cần phải tìm kiếm cho được nguồn vốn rẻ nhất có thể vay, nhất là các khách hàng là các định chế tài chính phi ngân hàng.

Sự biến động của các nguồn vốn: Một nguồn vốn ổn định thì kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sẽ ổn định, nguồn vốn không ổn định thì ngân hàng cũng sẽ không chủ động trong kinh doanh.

Nhu cầu về thời hạn của nguồn vốn: Thời hạn của nguồn vốn càng dài sẽ giúp NHTM có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cho vay. Tuy nhiên những nguồn vốn phi tiền gửi hầu hết đều có thời hạn ngắn (trừ trái phiếu), do đó NHTM phải xác định chính xác nhu cầu về thời hạn vay để không phải trả lãi nhiều mà nguồn vốn không được sử dụng hết thời hạn vay.

Quy mô vốn tự có: Một NHTM có vốn tự có nhỏ không thể vay vốn nhiều và ngược lại NHTM có vốn tự có lớn sẽ được vay vốn nhiều hơn.

Rủi ro lãi suất: Một khoản vay trên thị trường ngắn hạn luôn luôn có lãi suất biến đổi và khi lãi suất tăng lên sẽ làm cho giá trị của các khoản nợ tăng lên và điều đó có thể gây thiệt hại cho ngân hang [21], [22], [9], [23].

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w