Hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hang thương mạ

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

Rủi ro trong kjnh doanh ngân hàng là có nhiều loại và khó tránh. Tuy nhiên hoạt

động kinh doanh của ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro nếu việc kinh doanh đó được dựa

trên một cơ sở vững chắc, đó là nguồn vốn của ngân hàng.

Khi một NHTM nắm chắc được sự tăng trưởng của nguồn vốn thì NHTM có thể bảo đảm được các hệ số an toàn trong kinh doanh như:

Hệ số an toàn vốn = Vốn tụ có/Tài sản Có rủi ro ≥ 8% .

Hệ số tín dụng trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn.

Hệ số thanh khoản: Lượng hóa rủi ro thanh khoản là việc so sánh một số chỉ tiêu cơ bản và những đặc điểm của bảng cân đôi tài sản giữa các NHTM có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng địa bàn. Một số chỉ tiêu so sánh có thể như sau:

Tỷ lệ "sử dụng vốn"

Nếu một ngân hàng có tỷ lệ "sử dụng vốn” cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại

ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ. Hiện nay quy định tỷ lệ sử dụng vốn tối đa bằng 80% nguồn vốn huy động.

Tỷ lệ "tiền vay/tổng tài sản"

Nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai đối với ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay gần hết khả năng của mình trên thị trường tiền tệ.

Tỷ lệ "cam kết tín dụng/ tổng tài sản"

Nếu tỷ lệ này cao phản ánh nhu cầu thanh khoản cung phải cao để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của người đi vay. Như vậy, một ngân hàng có nhiều cam kết tín dụng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn ngân hàng có ít cam kết tín dụng.

* Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt

Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.

Trạng thái tiền mặt = (TM + TG đến hạn tai các TCTD khác)/Tổng tài sản Có

* Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản

Chứng khoán thanh khoản = Chứng khóan Chính phủ/Tổng tài sản Có

Các chứng khoán thanh khoản bao gồm các trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ), là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu chỉ tiêu "chứng khoán thanh khoản" càng lớn thì ngân hàng được xem là càng thanh khoản.

* Chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn sinh lời

Năng lực sử dụng vốn = (Dư nợ tín dụng + dư nợ cho thuê tài chính)/Tổng tài sản Có

Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu "năng lực sử dụng vốn" càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.

* Chỉ tiêu tiền nóng:

Chỉ tiêu tiền nóng = Tiền nóng bên tài sản Có/Tiền nóng bên tài sản Nợ Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường bao gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn và các tài sản khác có thể chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu tiền nóng càng cao thì ngân hàng được xem là càng thanh khoản.

*Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên:

Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên = Tiền gửi thường xuyên/Tổng tài sản

Nếu chỉ tiêu "Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên" càng lớn thì ngân hàng được xem là càng thanh khoản.

*Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi:

Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi = Tiền gửi không kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn

"Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi" càng thấp, thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

* Hệ số tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động

Hệ số tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động = Tổng dư nơ tín dung/Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này được biết đến như là "tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi", Phản ánh khả năng

của ngân hàng sử dụng tiền gửi để cho vay (tạo tài sản chịu rủi ro) là như thế nào.

Chỉ tiêu

này phản án. Ngân hang đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn huy động để cho vay và bao

nhiêu vốn đã đầu tư và cho sản phẩm dịch vụ. Tỷ lệ này càng thấp càng thể hiện tỷ lệ đầu

tư và sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng càng cao.

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w