Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 119)

2 Tổng tài sản Nợ 7,080,088 10,009,169 7,010,

3.4.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để các chi nhánh, trong đó có chi nhánh NHNo&PTNTTLi có cơ sở vững chắc quản trị tài sản Nợ hiệu quả, đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần có hệ cơ chế chính sách ổn định, rõ ràng. Đặc biệt là chính sách lãi suất, cơ chế phân cấp phần quyền, nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh chủ đọng trong kinh doanh. Nên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần xây dựng kế hoạch rà soát các chính sách và qui định quản lý nội bộ, đồng thời chỉnh sửa và hoàn thiện các chính sách kinh doanh và quản lý của mình cho phù hợp chiến luợc kinh doanh.

- Trong đó, tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế nội bộ, hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về quản lý và kinh doanh để tạo điều kiện cho các hoạt động cải cách bên trong ngân hàng diễn ra trong trật tự và theo định huớng chiến luợc.

- Áp dụng các nguyên tắc, thông lệ chuẩn mực về quản trị kinh doanh ngân hang hiện đại; trong đó có quản trị tài sản Nợ.

Một trong những điều kiện để nâng cao chất luợng quản trị tài sản Nợ của ngân hàng thuơng mại nói chung, của chi nhánh NHNo&PTNTTL nói riêng là đòi hỏi phải có các nguyên tắc, chuẩn mực rõ ràng trong quản lý tài sản Nợ và tài sản Có. Theo tác giả, thời gian tới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần:

+ Áp dụng các thông lệ tốt nhất về quản trị điều hành kinh doanh có hiệu quả thay thế cho những thông lệ và thực hành kém hiệu quả nhu hiện nay.

+ Quản lý chất luợng theo tiêu chuẩn ISO.

+ Thực hiện chuơng trình quản lý chất luợng toàn diện, tức là quản lý một loạt các thông lệ hoạt động mà chủ yếu nhấn mạnh vào việc không ngừng cải thiện chất luợng hoạt động ở tất cả các khâu, các qui trình, các hoạt động của kinh doanh ngân hàng. TRong đó chú trọng đến các nguyên tắc quản trị tài sản Nợ, tài sản Có theo phuơng pháp hienẹ đại.

Trên cơ sở định hướng phát triển của hệ thống NHNo&PTNTVN nói chung và NHNo&PTNTTL nói riêng, luận văn nêu ra những phương pháp chủ yếu để tăng cường quản trị tài sản Nợ tại NHNo&PTNTTL. Những phương pháp chủ yếu đó là:

- Đưa ra được những nguyên tắc quản trị tài sản Nợ; - Áp dụng các hình thưc huy động vốn mới; ....

- Áp dụng các phương pháp quản trị tài sản Nợ, quản trị kết hợp tài sản Nợ và tài sản Có bằng những phương pháp quản trị hiện đại như quản trị khe hở tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, quản trị khe hở kỳ hạn hoàn vốn, áp dụng hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro lãi suất để hạn chế rủi ro lãi suất và rủi ro về tỷ giá.

KẾT LUẬN

Quản trị tài sản Nợ là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay trong điều kiện lãi suất thị trường có sự biến động tăng giảm liên tục. Nếu như trước đây, lãi suất luôn tăng thì thị trường tín dụng tăng trưởng liên tục thì rõ ràng rằng quản trị ngân hàng là làm thế nào để có nguồn vốn có chi phí đầu ra rẻ nhất, vì có nguồn vốn thì có thể mở rộng việc cho vay và các hoạt động khác. Nhưng khi thị trường có sự biến động về lãi suất thì việc huy động vốn và cho vay nhiều có thể dẫn đến rủi ro lớn như lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi do sự thay đôi lãi suất cho vay diễn ra nhanh hơn sự thay đổi của lãi suất tiền gửi.

Vì vậy quản trị tài sản Nợ bắt buộc phải kết hợp với quản trị tài sản Có sao cho việc quản trị tài sản Nợ và quản trị tài sản Có có tính cân đối với nhau đề khi giá trị tài sản Nợ và tài sản Có của NH tăng lên hay giảm xuống đều có thể mang lại lợi ích cho NHTM.

Với mục tiêu nghiên cứu những biện pháp tăng cường quản trị tài sản Nợ tại NHNo&PTNTTL trong điều kiện hội nhập, nội dung luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tài sản Nợ tại NHNo&PTNTTL trong giai đoạn 2007 - 2009. Qua đó, luận văn đã nêu bật đuợc những thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNTTL, cũng nhu những hạn chế của công tác quản trị tài sản Nợ của ngân hàng này.

- Trên cơ sở các yêu cầu và định huớng phát triển của NHNo&PTNTTL, luận văn đua ra những giải pháp thiết thực nhằm tăng cuờng quản trị tài sản Nợ tại NHNo&PTNTTL. Những giải pháp nêu trong luận văn này sẽ góp phần giúp cho NHNo&PTNTTL tăng cuờng công tác quản trị nhằm đạt duợc mục tiêu phát triển an toàn và bền vững.

Tuy nhiên, muốn áp dụng các phuơng pháp quản trị hiện đại cần phải có những những điều kiện hỗ trợ nhu hoàn thiện thị truờng chứng khoán, nhất là thị truờng chứng khoán nợ. Cần phải phát triển đa dạng thị truờng hàng hóa có tính thanh khoản cao để NHTM nói chung, NHNo&PTNTTL nói riêng có thể đầu tu vào thị truờng hoặc tiêu thụ nhanh các chứng khoán nợ của mình. Đồng thời phải hoàn thiện thị truờng tiền tệ, nhất là thị truờng liên ngân hàng, làm sao phải tạo ra nhiều hàng hóa trên thị truờng để các ngân hàng có thể mua, bán, chuyển đổi tài sản của mình một cách thuận tiện nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính, (2004), Thông tư số 49/2004/TT-BTC iiHudng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước”,

Hà Nội;

[2] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long,

Báo cáo tổng kết 2007.

[3] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long,

Báo cáo tổng kết 2008.

[4] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long,

Báo cáo tổng kết 2009.

[5] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long,

Bản cân đối tài khoản năm 2007.

[6] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long,

Bản cân đối tài khoản năm 2008.

[7] Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long,

Bản cân đối tài khoản năm 2009.

[8] Frederic Smishkin, (1995), “Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính',

NXB Khoa học và Kỹ thuật;

[9] Học viện Ngân hàng, chủ biên: TS Nguyễn Duệ, (2001), Quản trị Ngân hàng NXB Thống kê.

[10] Ngân hàng Nhà nước (2001), Đề án cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Nhà nước.

[11] Ngân hàng Nhà nước, (1998), ”Luật các tổ chức tín dụng” NXB Pháp lý, Hà Nội;

[12] Ngân hàng Nhà nước, (1998), ”Luật Ngân hàng Nhà nước” NXB Pháp lý, Hà Nội;

[13] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2002), Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[14] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(1990), Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[15] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, (2005) "Sổ tay tín dụng”, Hà Nội

[16] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hệ thống văn bản chế độ.

[17] Ngô Hướng - Phân Đình Thế (2002), Quản trị và kinh doanh ngân hang, NXB Thống kê, Hà Nội.

[18] Nguyễn Duệ, (2001), Quản trị ngân hang, NXB Thống kê, Hà Nội;

[19] Paul Samuelson - William D.Naudhaus (1992), Kinh tế học, Viện quan hệ kinh tế Quốc tế, Hà Nội;

[20] PGS, TS Nguyễn Văn Tiến - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

nhà xuất bản thống kê, 2005.

[21] PGS,TS. Phan Thị Thu Cúc, (2009) “Quản trị ngân hang thương mại”, NXB Giao Thông Vận tải”;

[22] PGS,TS. Phân Thị Thu Hà, (2009) “Quản tri ngân hang thương mại”, NXB Giao thông vận tải.

[23] Pter Roe (2001), Quản trị ngân hang thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội;

[24] TS Tô Ngọc Hưng (2000), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng,

[25] TS. Lê Thị Xuân, (2002), iiHoan thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”

Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[26] TS. Nguyễn Hữu Huấn, (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam””, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội;

[27] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009) “ Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê; [28] TS. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản xây

Một phần của tài liệu 1327 quản trị tài sản nợ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 119)