Quan điểm về phát triển nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

1.3.1.1. Khái niệm phát triển nguồn vốn của ngân hàng

Ngân hàng hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền huy động được từ nền kinh tế. Trong bối cảnh số lượng ngân hàng nhiều, cạnh tranh

ngày càng lớn, để có thể phát triển được nguồn vốn đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách huy động hợp lý. Từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.

Việc phát triển nguồn vốn có thể được hiểu là việc ngân hàng nâng cao hiệu quả của huy động vốn nhờ vào những công cụ, cách thức, phương pháp và định hướng cụ thể nhằm thu hút được nguồn tiền từ xã hội, từ đó gia tăng nguồn vốn của ngân hàng, tạo điều kiện để thực hiện tốt hoạt động và phát triển bền vững.

1.3.1.2. Vai trò của sự phát triển nguồn vốn của ngân hàng

- Gia tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng: Việc phát triển nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động trực tiếp tác động đến việc luân chuyển nguốn vốn nhàn rỗi thành nguồn vốn hữu ích có khả năng sinh lời. Đây là yếu tố quan trọng để có thể thực hiện tốt hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

- Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn: sự phát triển nguồn vốn tốt sẽ khiến cho các ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Từ đó có kế hoạch sử dụng nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế được các rủi ro trong công tác nguồn vốn. Hơn nữa, về mặt vĩ mô hoạt động huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần kiểm chế và kiểm soát lạm phát thông qua việc điều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưu thông, ổn định giá trị đồng tiền. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển nói chung của các ngân hàng.

- Đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng: hiện nay tính thanh khoản của ngân hàng đóng vai trò quan trọng hơn trươc đây rất nhiều, đặc biệt khi Quốc hội

đã cho phép phá sản ngân hàng tại Việt Nam. Một ngân hàng hoàn toàn có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán, mặc dù khả năng thu hồi khoản vay của ngân hàng đó vẫn còn. Chính bởi vậy, hoạt động phát triển nguồn vốn tốt sẽ kéo theo nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng tăng cao, góp phần đảm bảo tính thanh khoản một cách vững chắc.

- Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế: Quá trình huy động vốn của ngân hàng chính là quá trình tập trung các nguồn vốn trong xã hội, sau đó cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, đầu tu và phát triển. Việc phát triển nguồn vốn ngân hàng góp phần huy động đuợc nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, sau đó luân chuyển đến những nơi có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình sản xuất và luu thông hàng hóa. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w