2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Nền tảng công nghệ thông tin của ngân hàng thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nếu so sánh với các Ngân hàng Thương mại thì vẫn còn khá lạc hậu. Vì vậy các dịch vụ của ngân hàng vẫn chưa được triển khai rộng rãi như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ,... Mặc dù có hệ thống màng lưới rộng nhưng chưa tận dụng được tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ.
- Trình độ của cán bộ còn hạn chế. Do tính chất các món vay của NHCSXH mang tính nhỏ lẻ, ủy thác một phần công việc qua các tổ chức chính trị, xã hội, các món vay chủ yếu không phải thế chấp tài sản nên trình độ nghiệp vụ tín dụng của cán bộ NHCSXH không toàn diện, chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm và năng lực trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
hiện đại, hạn chế trong việc tiếp cận và tìm kiếm thị trường huy động vốn.
- Công tác tuyên truyền, marketing, quảng cáo chưa thực sự được chú trọng, thiếu tính chuyên nghiệp. Cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ, nhiều nơi còn phải thuê - mượn tạm thời, trụ sở chưa được khang trang, ít gây được sự chú ý và niềm tin đối với khách hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nên mức độ đầu tư vốn của nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu giảm nghèo nói chung và tín dụng chính sách xã hội nói riêng còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình bố trí vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội có lúc bị động và chưa kịp thời.
- Một số chính quyền địa phương do chưa xác định được giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay để giữ vững ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế nên chưa được tập trung nguồn lực thỏa đáng cho tín dụng chính sách xã hội. Nguồn vốn giảm nghèo có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị phân tán. Nhiều nguồn lực của xã hội (trong nước và ngoài nước) chưa được khai thác hết để phục vụ cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
- Do tác động từ cơ chế, theo quy định NHCSXH chỉ được thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn không phải trả lãi, nguồn vốn có lãi suất thấp. Hơn nữa, NHCSXH được chính phủ đặt mục tiêu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, lãi suất huy động tối đa chỉ bằng lãi suất huy động của Ngân hàng thương mại trên địa bàn và không có chế độ khuyến mại khách hàng... Điều này khiến cho NHCSXH gần như khó có thể
cạnh tranh sòng phẳng với các NHTM trên địa bàn về việc huy động nguồn vốn dân cu. Ngoài ra còn khiến cho NHCSXH bị động trong việc huy động vốn.
- Cơ chế hỗ trợ tín dụng chua đuợc bổ sung, hoàn thiện để thống nhất áp dụng chung cho các chuơng trình, dẫn đến việc quản lý, phân bổ vốn bị chồng chéo, trùng lắp, phân tán, làm giảm hiệu quả của các chính sách. Một hộ đuợc vay vốn của nhiều chuơng trình với cơ chế uu đãi khác nhau, dẫn đến du nợ lớn, khó khăn cho việc trả nợ của các hộ vay. Đồng thời, tạo áp lực cho ngân hàng về một khối luợng vốn lớn cần huy động để giải ngân cho các đối tuợng chính sách.
- Các chuơng trình tín dụng chính sách cho mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội liên tục đuợc ban hành. Tuy nhiên, các bộ ngành chủ quản không xây dựng đồng bộ giữa chính sách tạo lập vốn và chính sách cho vay. Khiến cho những chuơng trình NHCSXH xây dựng cơ chế chính sách cho vay một thời gian khá dài nhung lại không thể giải ngân do không có nguồn vốn. Điển hình là chuơng trình cho vay Nhà ở xã hội theo nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ sau hơn một năm công khai chính sách mà vẫn không có vốn để triển khai cho vay.
- Đối tuợng khách hàng chủ yếu của NHCSXH là nguời nghèo, nguời có thu nhập thấp, không có nguồn vốn tích lũy. Những đối tuợng này thuờng không có thói quen tiếp cận sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhu thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm tích lũy. Điều này cũng là một khó khăn tuơng đối lớn với NHCSXH để triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng đến khách hàng.
Tóm tắt Chương 2
NHCSXH là một tổ chức tín dụng đặc thù được Chính phủ thành lập nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Sau 15 năm hoạt động, có thể khẳng định mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH là phù hợp với điều kiện thực tiễn, đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra ban đầu là tập trung nguồn lực vào một đầu mối để thực hiện có hiệu quả hơn việc đầu tư tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Cũng như các tổ chức tín dụng khác, NHCSXH đã chú trọng triển khai nghiệp vụ tạo vốn, chủ động, tích cực tìm kiếm, huy động, hình thành nguồn vốn khá lớn trên 178.000 tỷ đồng. Qua đó, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Tuy vậy, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, thiếu tính ổn định lâu dài; công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chậm được đổi mới, thiếu tính đồng bộ; cán bộ thiếu, yếu do chưa được tiếp cận, làm quen với công nghệ ngân hàng hiện đại, dịch vụ ngân hàng hiện đại nên chưa tận dụng được lợi thế này để huy động vốn từ dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa; chưa mở rộng thực hiện được các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, chi phí vốn đầu vào tăng cao trong khi cho vay với lãi suất thấp, làm tăng cấp bù, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Những tồn tại này đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, đòi hỏi phải rà soát, phân tích đưa ra các giải pháp khắc phục, tạo điều kiện để NHCSXH có nguồn vốn lớn, ổn định, chi phí thấp, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM