Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)

2.1.3.1. Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, Hội sở chính có trách

nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cả hệ thống NHCSXH; Chi nhánh NHCSXH

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng (gọi chung là Chi nhánh cấp tỉnh); Phòng giao dịch NHCSXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Phòng giao dịch cấp huyện) trực thuộc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh.

Bộ máy quản trị, gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở trung uơng; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Hội đồng quản trị NHCSXH có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách.

+ 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ truởng hoặc

cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 Uỷ viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Uỷ viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Thành viên Hội đồng quản trị được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ là 5 năm.

HĐQT thực hiện nhiệm vụ tham mưu, hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo, giám sát thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. HĐQT có chức năng: Quản trị các hoạt động của NHCSXH, ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH các cấp, Nghị quyết các kỳ họp HĐQT; trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm. Ngoài ra, các thành viên kiêm nhiệm HĐQT còn trực tiếp chỉ đạo, tham gia quản lý, giám sát, hỗ trợ các hoạt động tín dụng chính sách theo chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành.

Ban đại diện HĐQT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước và các ban ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban. Nhằm tăng cường năng lực quản trị hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện.

quyết, kết luận và các văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phuơng. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phuơng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách.

Bộ máy điều hành tác nghiệp thống nhất từ trung uơng đến địa phuơng, bao gồm: Hội sở chính ở trung uơng; Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh; 618 Phòng giao dịch cấp huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ thuờng trực, tổ chức điều hành quản lý vốn và triển khai các chuơng trình tín dụng thống nhất từ Trung uơng đến cơ sở.

Để nâng cao chất luợng tín dụng và hỗ trợ tối đa cho nguời nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế và tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH đã thực hiện phuơng thức ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) và tổ chức giao dịch trực tiếp tại xã, phuờng. NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức chính trị - xã hội các công đoạn liên quan đến: thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, bình xét hộ đủ điều kiện đua vào danh sách hộ vay vốn, huớng dẫn nguời vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ.

NHCSXH hình thành màng luới các điểm giao dịch tại xã, phuờng, thị trấn trong phạm vi cả nuớc. Tại các điểm giao dịch xã, chính sách tín dụng của Nhà nuớc, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH đuợc niêm yết công khai; nguời vay có thể đến các điểm giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay, trả nợ và giao dịch với ngân hàng truớc sự chứng kiến của Hội đoàn thể, Tổ truởng Tổ TK&VV và chính quyền xã.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng chính sách xã hội

Chỉ đạo, kiểm tra giám sát Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức chi nhánh cấp tỉnh

Chỉ đạo, kiểm tra giám sát Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.4. Mô hình tổ chức của phòng giao dịch cấp huyện

Chỉ đạo, kiểm tra giám sát ■> Quan hệ phối hợp

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.

Việc cho vay hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ TK&VV. Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, được Uỷ ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản.

2.1.4. Kết quả một số mặt hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

2.1.4.1. Đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã luôn quan tâm đến việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, dưới các hình thức, như: Bố trí ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất, cấp vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy định các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi 2% hàng năm; có cơ chế cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; ngân sách các địa phương, các chủ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay các chương trình tín dụng chính sách.

Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt 178.675 tỷ đồng, tăng hơn 25 lần so với ngày đầu thành lập. Trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương cấp (bao gồm vốn điều lệ và vốn cấp các chương trình tín dụng) đạt 27.777 tỷ đồng, chiếm 15,55%/tổng nguồn vốn.

- Vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ (bao gồm vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), vay và nhận ủy thác nước ngoài) đạt 18.304 tỷ đồng, chiếm 10,24%/tổng nguồn vốn.

chiếm 10,31%/tổng nguồn vốn.

- Phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh đạt 39.291 tỷ đồng, chiếm 21,99%/tổng nguồn vốn.

- Vốn huy động của tổ chức, cá nhân trên thị trường đạt 18.484 tỷ đồng, chiếm 10,35% tổng nguồn vốn.

- Vốn nhận ủy thác địa phương đạt 9.104 tỷ đồng, chiếm 5,09% tổng nguồn

vốn

- Các nguồn vốn khác và quỹ đạt 11.557 tỷ đồng.

2.1.4.2. Thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả

về kinh tế - xã hội

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao (Chương trình hộ nghèo, Học sinh sinh viên và Giải quyết việc làm), đến nay tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác cho NHCSXH thực hiện.

Đến 31/12/2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 171.790 tỷ đồng, tăng gấp hơn 24 lần so với thời điểm mới thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22%, với gần 6,7 triệu khách hàng đang còn dư nợ.

2.1.4.3. Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đã không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH đã giảm từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,8% tại thời điểm 31/12/2017

(trong đó, nợ quá hạn 0,39%, nợ khoanh 0,41%).

2.1.4.4. Đã thiết lập được mô hình tổ chức quản lý đặc thù, hiệu quả,

phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta

Thực hiện Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam và các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu tập trung nguồn lực, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Đặc điểm của tín dụng chính sách là vừa có tính chuyên môn cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi. Vì thế, bên cạnh bộ máy tác nghiệp trên 9.000 cán bộ, NHCSXH đã tổ chức bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Đồng thời, thực hiện phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Hiện có trên 6.000 cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và hàng vạn cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách. Trong thời gian qua, Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mưu hoạch định các chính sách về nguồn vốn và đầu tư tín dụng; đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách tại các địa phương trong cả nước. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV, tổ chức hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.

đồng, trong đó: Hội Phụ nữ tham gia quản lý 65.633 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39,4%); Hội Nông dân tham gia quản lý 53.438 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 32%); Hội Cựu chiến binh tham gia quản lý 26.300 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,8%); Đoàn Thanh niên tham gia quản lý 21.289 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,8%). Bên cạnh đó, NHCSXH thực hiện tổ chức giao dịch tại 10.974 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thành lập được 187.151 Tổ TK&VV hoạt động tại thôn, ấp, bản, làng. Tại các điểm giao dịch, tín dụng chính sách của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền xã. Nhờ đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH.

2.2. Thực trạng tăng cường nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Trong thông tư Số: 62/2016/TT-BTC, Điều 5 quy định, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm:

- Nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước, vốn từ ngân sách địa phương ủy thác cho vay, vốn ODA được Chính phủ giao.

- Vốn huy động, bao gồm:

+ Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Nhận 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước.

+ Nhận tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

+ Huy động tiết kiệm của người nghèo.

- Vốn đi vay: vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.

- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước.

- Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

Thực hiện các quy định của Chính phủ, trong thời gian qua, NHCSXH đã tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương và chính quyền các địa phương để tập trung huy động các nguồn lực nhằm tạo lập nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong từng thời kỳ. Phần lớn các nội dung quy định của Nghị định 78/2002/NĐ-CP về cơ cấu nguồn vốn, cơ chế tạo lập nguồn vốn đều đã được triển khai, đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, thực hiện được mục tiêu đề ra là từng bước tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách về một đầu mối để quản lý và cho vay đến các đối tượng thụ hưởng.

Nguồn vốn 200 7 8200 9 200 0201 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 36.052 54.691 73.202 90.400 105.490 122.260 129.210 136.450 146.460 162.466 178.675 Vốn NSNN cấp 11.731 16.101 19.124 20.916 1621.4 0 23.76 24.841 1 25.07 27.727 27.748 7 27.77 Tỷ trọng 4 32,5 429,4 2 26,1 423,1 30 20, 3 19,4 19,23 37 18, 18,93 17,08 15,55

của NHCSXH là 7.083 tỷ đồng trên cơ sở nhận bàn giao nguồn vốn từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo, trong đó: vốn do ngân sách nhà nước cấp: 1.215 tỷ

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)

w