Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong dân cư

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Ngân sách cấp vốn cho hoạt động tín dụng chính sách ngày càng hạn chế, NHCSXH không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của Nhà nước về nguồn vốn và tài chính. Do đó việc huy động nguồn vốn trong dân cư là một trong những yếu tố quyết định đến mục tiêu tăng trưởng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của NHCSXH.

Về lợi thế, NHCSXH có một màng lưới hoạt động vô cùng lớn, trải dài xuống từng xã, phường, thị trấn. Đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu vùng xa mà Ngân hàng thương mại chưa tiếp cận đến được. Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn hiện tại chưa đủ đa dạng để phát huy được lợi thế về màng lưới hoạt động. Hiện nay tại địa bàn các thành phố, đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nằng, Thành phố Hồ Chí Minh,... khả năng tăng trưởng vốn tín dụng chính

sách của các địa bàn này không cao do đối tượng không nhiều, tập trung chủ yếu vào công tác huy động vốn và chuyển nguồn về trung ương để phân bổ cho hệ thống. Còn ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, đối tượng vay vốn nhiều tuy nhiên khả năng huy động vốn lại kém, hình thức chủ yếu hiện nay là huy động tiết kiệm không kỳ hạn của chính người vay thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hình thức nay chủ yếu để tạo cho người vay thói quen tiết kiệm tích lũy chứ số tiền gửi không cao, mỗi hộ vay trung bình gửi khoảng 20.000 đồng/tháng.

Hiện nay các tổ chức, cá nhân tại các xã, phường, thị trấn muốn thực hiện tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH bắt buộc phải thực hiện tại phòng giao dịch cấp huyện., việc này gây khó khăn trong việc huy động do khách hàng phải di chuyển mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn. NHCSXH đang nghiên cứu 2 hình thức huy động tiết kiệm tại các xã, phường, thị trấn trong các buổi giao dịch xã đó là huy động tiền gửi có kỳ hạn thông qua Sổ tiết kiệm tại điểm giao dịch xã và huy động tiết kiệm gửi góp tại điểm giao dịch xã. Việc đa dạng hóa hình thức huy động sẽ giúp NHCSXH có thể tận dụng tốt thế mạnh về địa bàn của mình, tận dụng được tối đa nguồn vốn dân cư tại các xã, phường, thị trấn những nơi mà ngân hàng thương mại chưa tiếp cận được.

Với kinh nghiệm thực tế đã làm về huy động tiết kiệm đối với người nghèo, sử dụng mạng lưới hiện có để huy động vốn từ dân cư là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần có cơ chế nghiệp vụ rõ ràng, có quy trình quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là cơ chế ủy thác, ủy nhiệm thu tiết kiệm cho các đơn vị nhận dịch vụ ủy thác để tránh hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Đồng thời, phải có sự hỗ trợ tích cực từ công nghệ thông tin cho phần mềm quản lý, kế toán giao dịch, đặc biệt là kế toán giao dịch trực tiếp tại các điểm giao dịch tại xã, phường.. .Việc mở rộng địa bàn huy động vốn đến khu vực nông thôn, từ

đó tăng huy động nguồn lực trong dân cu không những có ý nghĩa về tăng nguồn lực tài chính cho NHCSXH mà còn tạo môi truờng lành mạnh trong việc ngăn chặn nạn “tín dụng đen” đã và đang xảy ra trong thời gian qua, góp phần ổn định xã hội, ổn định cuộc sống ở nông thôn.

Cụ thể NHCSXH cần nghiên cứu thực hiện việc đa dạng hóa hình thức huy động theo một số nội dung sau:

a. Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm, áp dụng các hình thức nhu tiết kiệm tích lũi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang,... để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc gửi tiết kiệm. Với những hình thức này có thể tập trung huy động đuợc các nguồn vốn trung, dài hạn.

Thứ hai, phải tận dụng các Tổ giao dịch luu động để mở rộng huy động vốn của dân cu tại địa bàn xã, phuờng trực tiếp tại các Điểm trực giao dịch trên phạm vi cả nuớc thay vì chỉ nhận tiền gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng đối với thành viên Tổ TK&VV nhu hiện nay.

b. Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân

NHCSXH có một luợng khách hàng vô cùng lớn, khoảng 6,7 triệu hộ gia đình. Tuy nhiên việc sử dụng tài khoản thanh toán gần nhu không có phát sinh, khách hàng vay vốn của NHCSXH chủ yếu sử dụng duy nhất tài khoản tiền gửi tiết kiệm qua Tổ tiết kiệm và vay vốn để gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Do đó không thể tận dụng đuợc tiềm năng về luợng khách hàng và địa bàn hoạt động của NHCSXH.

nền kinh tế không dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, thu nhập bình quân thấp, tâm lý của nguời dân Việt Nam vẫn quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy khái niệm mở tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng với nhiều nguời vẫn còn rất mới mẻ,

đặc biệt là những đối tuợng khách hàng ở khu vực nông thôn. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tài khoản này là rất thấp khó thu hút đuợc nguồn tiền nhàn

rỗi của dân cu hơn so với hình thức tiền gửi tiết kiệm.

Để có thể đẩy mạnh về dịch vụ tài khoản tiền gửi của NHCSXH, cần có những biện pháp tác động nhu sau:

- Áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ vào trong tài khoản tiền gửi, nhu dịch vụ thanh toán, chi hộ, chuyển tiền,... để có thể hấp dẫn khách hàng mở tài khoản. Huớng khách hàng thấy đuợc sự tiện dụng, lợi ích của việc sử dụng tài khoản tiền gửi và các dịch vụ kèm theo. Khi đã quen thuộc với các dịch vụ tiện ích, khách hàng sẽ sử dụng tài khoản vì mục đích là chất luợng dịch vụ chứ không phải để huởng lãi suất, từ đó kích thích khách hàng gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành nghiệp vụ rút, gửi tiền từ tài khoản thanh toán tại điểm giao dịch xã. Huớng tới cung cấp dịch vụ chuyển tiền tới tận địa bàn xã, tận dụng đuợc màng luới rộng rãi, tiếp cận các đối tuợng có nhu cầu chuyển tiền mà các ngân hàng thuơng mại chua tiếp cận đuợc. Ngoài ra phát triển dịch vụ thẻ ATM liên kết với các ngân hàng có mạng luới thẻ phát triển để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w