rủi ro
mục đích đó là vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh. Theo cơ chế chính sách của Chính phủ, một hộ gia đình có thể đuợc huởng nhiều chuơng trình cùng
một lúc. Việc này dẫn đến có một số luợng hộ gia đình có du nợ tương đối lớn, nhưng lại tập trung chủ yếu ở vốn vay tiêu dùng, không sinh lời gây áp lực cho người vay và khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
NHCSXH cần rà soát, sắp xếp lại các chương trình tín dụng theo mục đích sử dụng vốn. Từ đó kiến nghị Chính phủ nên quy định mức cho vay tối đa cho từng đối tượng, mục đích cho vay. Ví dụ tổng hạn mức cho vay tối đa đối với mục đích sản xuất kinh doanh là 50 triệu đồng/hộ, tổng hạn mức cho vay đối với mục đích tiêu dùng là 20 triệu đồng/hộ,... Với cách đó, tránh được tình trạng một hộ được vay vốn của nhiều chương trình với dư nợ lớn, giảm áp lực và tăng hiệu quả về nguồn vốn.
Với đối tượng khách hàng đặc thù, năng lực và trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường có nhiều hạn chế....Do đó, ngoài việc cho vay vốn, cần phải có giải pháp hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. NHCSXH cần phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương, các Tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,. để giúp các hộ vay có thể sử dụng các nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, sinh lời nhiều hơn.
Ngoài ra, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, dần xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Qua đó, giúp cho người dân hiểu rõ nguyên tắc tín dụng “có vay - có trả” để thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ, giúp ngân hàng thu hồi được vốn, giảm áp lực huy động vốn mới để giải ngân cho các đối tượng chính sách.