2.1.2.1. Vai trò của tín dụng với hộ nghèo và đối tượng chính sách
Trong thực tế, nguyên nhân của đói nghèo ngoài các yếu tố về điều kiện sống, môi trường, kỹ thuật làm ăn, tư duy phát triển kinh tế thì yếu tố quan trọng nhất đo là vốn làm ăn. Đây là yếu tố chìa khóa để thoát khỏi đói nghèo. Rất nhiều người nghèo nắm giữ trong tay rất nhiều tư liệu sản xuất như ruộng vườn, nương rẫy, ao hồ nhưng bản thân họ lại không có vốn để có thể sử dụng các tư liệu sản xuất. Từ đó họ buộc phải đi làm thuê hoặc tiếp xúc với các nguồn vốn như vay nặng lãi, vay cầm cố, để có thể đảm bảo được cuộc sống. Một khi giải quyết được nhu cầu nguồn vốn thì sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, giúp họ có cơ sở để vượt qua ngèo đói, hiệu quả kinh tế tăng cao, không cần vay nặng lãi vay tín dụng đen; có thể mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
2.1.2.2. Lịch sử ra đời Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cũng như để khắc phục những hạn chế của các Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, NHNo&PTNT đề xuất và được Thống đốc NHNN Việt Nam đồng ý trình Chính phủ về sự cần thiết phải có một tổ chức tín dụng của Nhà nước cùng với hệ thống chính sách phù hợp để hỗ trợ tài chính đối với các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Từ đây những ý tưởng về thành lập một Ngân hàng, một tổ chức tín dụng Nhà nước chuyên thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Ngày 24/5/1995, Văn phòng Chính phủ chính thức có Thông báo số 80/TB, Thông báo kết luận của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc thành lập Ngân
hàng Phục vụ người nghèo, Thủ tướng giao NHNN Việt Nam cùng các bộ, ngành xây dựng đề án trình Chính phủ.
Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ- TTg về việc cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngày 01/9/1995 Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 230/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo với tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For the Poor, tên viết tắt tiếng Anh là VBP.
Ngày 27/12/1995 Ngân hàng Phục vụ người nghèo tổ chức khai trương. Ngày 01/01/1996, Ngân hàng Phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động. Mô hình Ngân hàng Phục vụ người nghèo có 61 chi nhánh tỉnh, thành phố và trên 500 chi nhánh huyện, thị trên phạm vi toàn quốc thực thi chính sách tín dụng hộ nghèo, số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống NHNo&PTNT.
Tuy nhiên, mô hình đó đã cản trở NHNo&PTNT trong quá trình chuyển sang hạch toán kinh doanh đầy đủ và tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, đặc biệt khi đã xuất hiện các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do kết quả của hội nhập Quốc tế. Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực chất chỉ gồm một bộ phận nhỏ cán bộ điều hành ở Trung ương và vẫn thuộc bộ máy biên chế chung của NHNo&PTNT, tất cả các công việc điều hành và thực hiện đều theo chế độ kiêm nhiệm. Vì vậy, ngoài một số hoạt động nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài, NHNg ít có thời gian đầu tư cho công tác nghiên cứu chuyên sâu phục vụ việc hoàn thiện và phát triển loại hình tín dụng mới, có tính chất đặc thù này. Từ đó yêu cầu đặt ra là phải tách NHNg ra khỏi NHNo&PTNT, xây dựng thành một hệ thống độc lập, có mặt tại mọi địa bàn trong cả nước,
chuyên làm nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác, với các điều kiện thuận lợi nhất và ít tốn kém nhất cho nguời vay.
Ngày 04/10/2002,Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác, đồng thời có Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại NHNg để thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP nhằm tập trung các nguồn vốn ngân sách tài trợ cho nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác vào một đầu mối là NHCSXH, cụ thể là nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tạo việc làm, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nhà trả chậm khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây nguyên...