Nhu cầu về nguồn vốn cho mục tiêu phát triển của Ngân hàng Chính sách

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

Chính sách xã hội Việt Nam

Để đạt đuợc mục tiêu, định huớng phát triển theo Chiến luợc phát triển đến năm 2020 nhu cầu về vốn đối với hoạt động của NHCSXH là rất lớn. Nhu cầu đó xuất phát từ những yếu tố sau :

Thứ nhất, đối tuợng phục vụ của NHCSXH không ngừng tăng lên theo những chuơng trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của Nhà nuớc.

Ngày 19/11/2015 Thủ tuớng chính phủ ký quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, theo đó các hộ đuợc xem là Hộ nghèo, Hộ cận nghèo ngoài tiêu chí đánh giá bằng thu nhập bình quân đầu nguời trong hộ gia đình còn đuợc đánh giá bằng các tiêu chí đánh giá mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Cụ thể

Hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo luờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo luờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt duới 03 chỉ số đo luờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu nguời/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt duới 03 chỉ số đo luờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Theo tiêu chí đánh giá hộ nghèo mới, số luợng hộ nghèo trong toàn quốc đã tăng lên gần gấp đôi, từ duới 5% lên 9,88% theo rà soát của Bộ Lao động Thuơng binh và xã hội năm 2016. Từ đó nhu cầu về nguồn vốn của NHCSXH cũng tăng theo. Chua kể ngoài đối tuợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tuợng phục vụ của NHCSXH cũng ngày càng đuợc mở rộng thêm các đối tuợng mới nhu : Hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nuớc sạch vệ sinh môi truờng, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay Nhà ở xã hội,... Những đối tuợng này rộng hơn đối tuợng Hộ nghèo, Hộ cận nghèo khá nhiều và có nhu cầu vay vốn lớn. Nguồn vốn hiện tại của NHCSXH chua đáp ứng đuợc nhu cầu của xã hội nói chung và các đối tuợng chính sách nói riêng

Thứ hai, do diễn biến thị truờng, điều kiện kinh tế thay đổi qua các năm, nhu cầu vay vốn của từng đối tuợng cũng tăng dần, hạn mức cho vay của các chuơng trình tín dụng cũng đuợc Chính phủ nghiên cứu nới rộng cho phù hợp

tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Những ngày đầu hoạt động, hạn mức cho vay của các chương trình tối đa chỉ là 30 triệu, thời gian gần đây hạn mức này đã được nới rộng lên 50 triệu đồng, tuy nhiên theo tình hình kinh tế hiện nay, việc cho vay 50 triệu cũng vẫn còn tương đối hạn chế cho các đối tượng chính sách trong việc phát triển kinh tế. Các địa phương cũng đã có nhiều kiến nghị tăng hạn mức cho vay để giúp các hộ chính sách có nguồn vốn đủ để thoát nghèo.

Trong những năm đầu hoạt động, với nguồn vốn hạn hẹp, không tránh khỏi việc đầu tư dàn trải, chia đều xẻ mỏng, bình quân một hộ nghèo có dư nợ 2,9 triệu đồng. Sau 10 năm hoạt động, đến cuối năm 2012, bình quân dư nợ trên một hộ là 13,4 triệu đồng. Tính đến nay, bình quân dư nợ trên một hộ là hơn 25 triệu đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, mức dư nợ bình quân/hộ nghèo thấp do chủ quan hộ vay trình độ dân trí, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên bản thân không muốn (thậm chí không dám) vay với mức dư nợ lớn....Tuy nhiên, qua thực tế, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn lực có hạn. Qua khảo sát, phần lớn các hộ gia đình, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng, khu vực ven biển, khu vực Tây nguyên, Tây Nam Bộ, Đông Nam bộ, học sinh sinh viên...đều mong muốn vay mức tối đa và đề nghị nâng mức vay cho phù hợp với điều kiện giá cả thị trường. Bởi những khu vực này, người dân dễ tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra dễ tiêu thụ, đối tượng đầu tư đòi hỏi vốn lớn như: trồng cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng - đánh bắt thủy hải sản, khôi phục làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm cho người dân bản địa....

và đối tượng chính sách (do Nhà nước quy định, phải được hiểu là cả đối tượng hiện tại và đối tượng tương lai được mở rộng) đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận vốn tín dụng của NHCSXH. Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Trung bình mỗi năm NHCSXH cần khoảng 20.000 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn để đảm bảo được công tác cho vay, đây là áp lực không nhỏ

dành cho NHCSXH.

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w