3.4.1.Đề xuất, kiến nghị vói Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan - Quốc hội cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật ngân sách, quy định rõ những nội dung khoản mục chi từ ngân sách nhà nuớc hàng năm cho việc tạo lập nguồn vốn (cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp vốn chuơng trình tín dụng), tỷ lệ trích từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách hàng địa phuơng hàng năm để ủy thác cho NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tuợng chính sách, theo các chuơng trình dự án theo cơ chế uu đãi của địa phuơng.
- Sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tỷ lệ % đóng thuế đối với lợi tức phát sinh từ việc đầu tu trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh. Qua đó, khuyến khích các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng tích cực đầu tư trái phiếu NHCSXH, góp phần giúp ngân hàng có nguồn vốn lớn, ổn định để triển khai các chương trình tín dụng chính sách.
- Các Bộ, ngành khi xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội phải đồng thời tính toán bố trí đủ nguồn lực để kịp thời triển khai thực hiện. Tránh trường hợp cơ chế chính sách được ban hành thời gian dài, nhưng lại không cân đối được nguồn lực thực hiện gây bức xúc cho dư luận và ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.
3.4.2. Đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân các cấp
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách, thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.
- Quan tâm chỉ đạo trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, hoạt động Tổ TK&VV và Điểm giao dịch xã. Phối hợp cùng NHCSXH trong mọi mặt hoạt động, đặc biệt về mặt tuyên truyền, huy động nguồn vốn dân cư trong địa bàn.
khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm; định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao; thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.
Tóm tắt Chương 3
Quy mô tín dụng chính sách trong thời gian tới sẽ tăng cao do mở rộng đối tượng đầu tư và nhu cầu nâng mức cho vay của các đối tượng thụ hưởng đặt ra cho NHCSXH yêu cầu về việc tạo lập nguồn vốn đủ lớn, ổn định lâu dài, chi phí vốn thấp để tiếp tục đưa đến hộ nghèo và đối tượng chính sách sản phẩm tín dung ưu đãi, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài việc nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế chính sách, thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ ngành, bản thân NHCSXH cần phát huy tối đa yếu tố nội lực. NHCSXH phải nghiên cứu, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong dân cư; nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro; mở rộng, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ; nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của ngân hàng; hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; phát huy tối đa yếu tố con người và tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền.
KẾT LUẬN
Với vai trò là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, trải qua 15 năm xây dựng - phát triển, đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, chung sức chung lòng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù này.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHCSXH, trong đó có thực trạng cơ chế tạo lập nguồn vốn, luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp sau:
- Hệ thống hoá những lý luận về nguồn vốn và nghiệp vụ tạo vốn trong hoạt động của ngân hàng.
- Làm rõ tiến trình hình thành NHCSXH.
- Đánh giá và phân tích thực trạng cơ chế tạo lập nguồn vốn trong hoạt động của NHCSXH. Qua đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp NHCSXH tạo lập được nguồn vốn ổn định, bền vững, tạo điều kiện cho việc triển khai thành công các chương trình tín dụng chính sách.
Những giải pháp, đề xuất được đưa ra trong luận văn chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể những giải pháp tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH. Tuy nhiên
những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH cũng nhu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện
Em xin đuợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo khoa sau Đại học - Học viện Ngân hàng, tới TS. Hoàng Đình Minh, tới cán bộ NHCSXH đã tận tình huớng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành Luận văn này. Em rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ NHCSXH và các bạn để Luận văn đuợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020
2. Lê Văn Hải (2017), Thành công nổi bật của Ngân hàng Chính sách xã hội qua gần 15 năm hoạt động, Tạp chí Ngân hàng số 15 năm 2017.
3. Học viện ngân hàng (2009) - Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Hải Hữu (2011), "Định hướng giảm nghèo đến năm 2020", Tạp chí Cộng sản.
5. Trần Thùy Linh (2015), “Triển khai tín dụng chính sách tại một số quốc gia châu Á và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính, số 2(2).
6. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017.
7. Nguyễn Hồng Nga (2017), Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam: 15 năm một chặng đường hình thành và phát triển, Tạp chí Ngân hàng số 19 năm 2017.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội, báo cáo thường niên từ năm 2007 đến 2017.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội, báo cáo tổng kết 5 năm, 10 năm, 15 năm hoạt động.
10.Ngân hàng Chính sách xã hội (2012), "Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020".
11.Ngân hàng Chính sách xã hội (2015), "Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng tới phát triển bền vững", Đề tài nghiên cứu cấp ngành Ngân hàng.
12.Nghị quyết số 76/2014/NQ-QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020
13.Dương Quyết Thắng (2014), "Phát triển bền vững Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần thực hiện Chiến lqợc Phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", Hội thảo khoa học NHNN.
14.Quyết định số 423/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
15.Hoàng Nghĩa Tứ (2012), "Giải pháp về vốn có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động của NHCSXH giai đoạn 2012-2020", Bản tin NHCSXH số 59. 16.Gries T. và H. V. Dung (2014) Household Savings and Productive
CapitalFormation in Rural Vietnam: Insurance vs. Social Network,
Modern Economy, 2014, 5, 878-894.
17.Hans Dieter Seibel Mayumi Ozaki (2009), The restructuring of state- owned financial institution - Lesson from Rakyat Indonesia bank, ADB report.
18.W. Raphael Lam and Jongsoon Shin (2012), What Role Can Financial Policies Play in Revitalizing SMEs in Japan?, IMF working paper