Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là công cụ kinh tế hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững; thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 và Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Với mục tiêu chung là hoạt động tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Một số lục tiêu cụ thể là:

- 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tổng dư nợ.

- Nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm tăng bình quân trên 20%.

đại vào hoạt động nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của NHCSXH.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngu và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w