Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

a. Hành lang pháp lý:

Hành lang pháp lý có hảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân

hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước,... Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, mức vay,. Có những bộ luật tác động gián tiếp như luật đầu tư nước ngoài hoặc các quy định về lãi suất của ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia trong từng thời kỳ cũng có ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ở từng thời kỳ khác nhau mà sự ảnh hưởng của nó đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng là khác nhau. Tùy vào từng mục tiêu của nền kinh tế, tùy vào chính sách đầu tư của nhà nước, các công cụ chính sách tiền tệ như tác động vào lãi suất, tác động vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của ngân hàng.

b. Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Mặt khác, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm ra biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi môi trường đầu tư ngân hàng được mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng.

Khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm, nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát tăng làm môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp. Từ đó thu nhập của ngân hàng suy giảm làm quá trình tạo vốn gặp khó khăn. Chưa kể

lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền suy giảm, dân cư sẽ chọn các giải pháp khác để dự trữ chứ không dự trữ tiền mặt, dẫn đến việc huy động vốn sẽ khó khăn.

c. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Thói quen tiêu dùng, thói quen tiết kiệm của người gửi tiền ở từng nơi là khác nhau. Ở những vùng dân cư có thói quen cất trữ tiền bạc là chính thì việc huy động sẽ rất khó khăn. Còn những nơi người dân ưa thích tiết kiệm bằng hình thức gửi ngân hàng, lấy lãi suất thì việc huy động vô cùng thuận lợi.

Ở các nước phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến, hầu hết những người có thu nhập đều gửi tiền ở tài khoản thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, hoặc kém phát triển các dịch vụ thanh toán không phổ biến thì việc huy động tiền từ dân cư cũng khó khăn hơn rất nhiều do người dân không có nhu cầu nhiều về việc cất trữ tiền trong tài khoản. Mặc dù đây không phải yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng nhưng nó lại khiến cho hầu hết tiền nhàn rỗi trong dân cư được luân chuyenr vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1408 tăng cường nguồn vốn của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w