Trong hoạt động của các ngân hàng, nguồn vốn huy động là nguồn vốn vô cùng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng. Đây là nguồn vốn chủ yếu để sử dụng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng, tuy nhiên đối với NHCSXH thì nguồn vốn này có đặc thù khác biệt so với các ngân hàng khác. Việc huy động vốn tại NHCSXH được thực hiện theo nguyên tắc:
- Lượng vốn huy động phải cân đối với nguồn vốn sẵn có và nhu cầu nguồn vốn để cho vay, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng theo từng năm được
5phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ.1
- Chỉ huy động vốn từ thị trường khi đã tận dụng tối đa các nguồn vốn không lãi hoặc lãi suất thấp.
- Các đơn vị được chủ động huy động các nguồn vốn tự nguyện không lãi hoặc lãi suất thấp tại địa phương.
- Lãi suất huy động tại NHCSXH được áp dụng tối đa bằng lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm tại các Ngân hàng Thương mại nhà nước trên cùng địa bàn
Việc huy động vốn được thực hiện trong toàn hệ thống, từ trung ương đến các chi nhánh và Phòng giao dịch. Các hình thức huy động gồm: nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân (gọi tắt là tiền gửi của khách hàng) trong và ngoài nước dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn (đã bao gồm cả tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng); nhận tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của khách hàng trong và ngoài nước dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn; phát hành trái phiếu, các giấy tờ có giá khác.
Hoạt động tín dụng của NHCSXH là hoạt động đặc thù, khác biệt so với Ngân hàng thương mại, đối tượng cho vay là người nghèo và các đối tượng chính sách, lãi suất cho vay do Chính phủ quy định và thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại, thậm chí một số chương trình còn có lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Do đó về mặt nguyên tắc NHCSXH sẽ không thể tự bù đắp được chi phí. Ngân sách Nhà nước hàng năm phải thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất huy động cho NHCSXH để có thể giải ngân vốn đến tay các đối tượng chính sách. Mức cấp bù được xác định trên cơ sở lãi suất hòa đồng các nguồn vốn bao gồm cả các nguồn vốn không phải trả lãi với lãi suất cho vay bình quân. Số phí quản lý đuợc xác định trên số chi phí quản lý thực tế đúng chế độ nhung không vuợt quá 0,6%/tháng tính trên số du nợ cho vay có thu đuợc lãi. Định mức này đuợc Bộ Tài chính giao hàng năm trên cơ sở kết quả tài chính của năm truớc liền kề. Từ năm 2009 trở lại đây, đuợc xét duyệt cho chu kỳ 2 - 3 năm và có xu huớng giảm dần. Hiện nay đuợc quy định là 0,35%/du nợ cho vay bình quân.
Bảng 2.3. Cơ cấu và sự tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng 55,90 57,02 51,09 47,55 41,14 38,95 43,05 46,13 45,98 46,22 48,38 Tăng truởng 25,21 17,45 8,71 16,65 35,85 26,71 16,75 18,48 23,66 22,99 Phát hành trái phiếu 0 0 2.000 11.000 18.297 27.527 29.406 28.915 33.848 39.301 39.291 Tỷ trọng 0,00 0,00 8,66 40,80 50,33 52,76 49,17 44,38 43,70 41,25 35,10 Tăng truởng 0 100 450 66,34 50,45 6,83 -1,67 17,06 16,11 -0,02 Huy động tiền gửi 6.326 7.567 9.288 3.143 3.100 4.325 4.652 6.182 7.993 11.939 18.484 Tỷ trọng 44,10 42,98 40,24 11,65 8,53 8,29 7,78 9,49 10,32 12,53 16,51 Tăng truởng 19,62 22,74 -66,17 -1,34 39,50 7,57 32,89 29,28 49,38 54,82
Số tiền Tăng/giảm so năm trước Tỷ lệ tăng/giả m Tỷ trọng trong tổng nguồn huy động 2008 10.041 2.022 25,21% 57,02% 2009 11.793 1.753 17,45% 51,09% 2010 12.821 1.028 8,71% 47,55% 2011 14.955 2.135 16,65% 41,14% 2012 20.318 5.362 35,85% 38,95% 2013 25.744 5.426 26,71% 43,05% 2ÕĨ4 30.055 4.311 16,75% 46,13% 2015 35.608 5.553 18,48% 45,98% 2016 44.035 8.427 23,66% 46,22% 2017 54.158 10.123 22,99% 48,38%
Cơ Cấu Vốn huy động 2017
■Nhận tiền gửi 2% các TCTD Nhà nước ■Phát hành trái phiếu NHCSXH
■Huy động vốn tồ chức, cá nhân trên thị trường tự do
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2017
(Nguồn: Báo cáo 15 năm của NHCSXH)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, thành phần chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH là nguồn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nuớc. Tiếp sau là nguồn vốn từ phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Nguồn vốn huy động từ tổ chức cá nhân trên thị truờng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.
2.2.2.1. Nguồn vốn từ nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước
Theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác, các tổ chức tín dụng Nhà nuớc có trách nhiệm duy trì số du tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Lãi suất của nguồn tiền gửi này được tính bằng bình quân lãi suất huy động của
các tổ chức tín dụng cộng thêm phí huy động được thỏa thuận giữa hai bên.
Hiện có 4 tổ chức tín dụng thực hiện nguồn tiền gửi này bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Tính đến hết năm 2017 nguồn vốn này chiếm gần 50% nguồn vốn huy động của NHCSXH. Đây là nguồn vốn ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tác động rất tích cực đến công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Với khoản tiền gửi này tại NHCSXH, các tổ chức tín dụng vừa đạt được mục tiêu kinh tế, vừa thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
Bảng 2.4. Nguồn vốn từ tiền gửi 2% các tổ chức tín dụng nhà nước
2010 11.000 9.000 450% 40,8% 2011 18.297 7.297 66,34% 50,33% 2012 27.527 9.230 50,45% 52,76% 2013 29.406 1.879 6,83% 49,17% 20M 28.915 -491 -1,67% 44,38% 2015 33.484 4.933 17,06% 43,7% 2016 39.301 5.453 16,11% 41,25% 2017 39.291 -10 -0,02% 35,1%
(Nguồn: Báo cáo 15 năm của NHCSXH) 2.2.2.2. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
xếp sau nguồn tiền gửi 2% là nguồn vốn từ phát hành Trái phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh chiếm 35% tổng nguồn vốn huy động. NHCSXH bắt đầu phát hành trái phiếu đuợc chính phủ bảo lãnh từ năm 2009, đã có thời điểm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chiếm 50% cơ cấu nguồn vốn huy động. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỷ lệ vốn từ phát hành trái phiếu trong tổng nguồn vốn huy động có xu huớng giảm dần. Lý do chủ đạo là do biến chuyển của cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCSXH, nguồn tiền gửi 2% và huy động từ thị truờng tăng mạnh nhung nguồn trái phiếu lại tăng chậm, thậm chí trong năm 2017 nguồn vốn trái phiếu của NHCSXH là không thay đổi. Thời điểm 2017-2018 là thời điểm khó khăn chung của việc phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ vọng về lãi suất và thanh khoản của các nhà đầu tu khiến cho rất nhiều đợt phát hành trái phiếu Chính phủ không thành công, đây cũng là một nguyên nhân tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH
Bảng 2.5. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu
2008 7.567 1241 19,62% 42,98% 2009 9.288 1721 22,74% 40,24% 2010 3.143 -6.145 -66,17% 11,65% 2011 3.100 -43 -1,34% 8,53% 20V2 4.325 1.225 39,5% 8,29% 2013 4.652 327 7,57% 7,78%
(Nguồn: Báo cáo 15 năm của NHCSXH) 2.2.2.3. Vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trên thị trường
Để khắc phục những hạn chế về nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào nguồn do ngân sách nhà nước cấp và nguồn đi vay các ngân hàng thương mại), NHCSXH đã chú trọng tập trung vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức cá nhân trong thị trường. Với lợi thế màng lưới trên 600 đơn vị cơ sở (63 chi nhánh, 631 Phòng giao dịch), NHCSXH có thể tổ chức tốt hơn nghiệp vụ huy động vốn so với giai đoạn trước, hạn chế tính thụ động, từng bước tạo thế vươn lên làm chủ thực sự các lĩnh vực hoạt động của mình. Trong những năm đầu thành lập, do phải xây dựng một hệ thống lớn, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như tập trung giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, nguồn vốn huy động từ thị trường chưa được chú trọng một cách đúng mực. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, NHCSXH đã tập trung lớn hơn vào nguồn vốn này. Dù tỷ trọng nguồn vốn từ huy động thị trường còn thấp nhưng mức độ tăng trưởng trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.6. Nguồn vốn từ huy động trên thị trường
2016 11.939 3.946 49,38% 12,53%
2017 18.484 6.545 54,82%
Vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ 2007 200 8 20 09 20 10 201 1 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 7.42 2 16.885 25.873 34.86 0 37.849 32.337 29.825 29.264 25.781 21.729 18.304 Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn 920,5 7 30,8 4 35,3 6 38,5 8 35,8 26,45 23,08 21,45 17,60 13,37 10,24 Vốn vay Ngân hàng Nhà nước 4.82 1 7.79 6 16.796 23.79 6 26.796 24.796 23.796 23.747 21.495 20.995 17.635 Tỷ trọng trong vốn vay 9664, 7 46,1 2 64,9 6 68,2 0 70,8 76,68 79,79 81,15 83,37 96,62 96,35 Tăng truởng 61,7 1 115,44 41,6 8 12,6 1 -7,46 -4,03 -0,20 -9,48 -2,33 -16,00
(Nguồn: Báo cáo 15 năm của NHCSXH)
Qua biểu trên có thể thấy đuợc những năm đầu NHCSXH đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ thị truờng, tuy nhiên từ 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Thời điểm này khủng hoảng kinh tế bùng nổ, lãi suất tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất và khuyến mại, NHCSXH không thể cạnh tranh đuợc với các ngân hàng thuơng mại cổ phần về lãi suất, đặc biệt từ các ngân hàng ngoài Nhà nuớc. Do đó luợng huy động vốn huy động từ dân cu giảm mạnh đột ngột. Từ năm 2014, khi kinh tế đã ổn định, thị truờng lãi suất cũng bình ổn sau rất nhiều nỗ lực khống chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nuớc, NHCSXH mới tiếp tục tăng truởng đuợc nguồn huy động từ dân cu. Trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng truờng nguồn vốn này tăng nhanh, tuy nhiên vẫn chua tuơng xứng với tiềm năng của NHCSXH.
2.2.3. về vốn đi vay
Đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn vay là 18.304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,24% tổng nguồn vốn
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn vay
vay 68 0 9 5 6 9 58
Tăng truởng 260,00 0 0,0 2 22,2 1 0,0 -31,82 -20,00 -8,33 -36,36 -100 0,00
Vốn vay nước ngoài 101 9 8 7 7 65 3 5 41 29 17 786 734 668
Tỷ trọng trong vốn
vay 1,36 3 0,5 0 0,3 9 0,1 4 0,1 0,13 0,10 0,06 3,05 3,38 5 3,6
là chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt thời điểm từ 2009 đến 2012, đây là giai đoạn NHCSXH phát triển du nợ mạnh nhất. Tuy nhiên thời điểm này lại là thời điểm rất khó khăn về việc huy động nguồn vốn trong thị truờng với sự tăng rất mạnh của lãi suất, NHCSXH gần nhu không thể cạnh tranh đuợc thị truờng vốn huy động với các Ngân hàng Thuơng mại. Nguồn vốn vay đuợc từ NHNN đã giúp
Năm Số tiền Tăng/giảm sonăm trước tăng/giảTỷ lệ m Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn 2008 1.889 327 20,93% 3,45% 2009 2.513 624 33,03% 3,43% 2010 2.886 373 18,84% 3,19%
cho NHCSXH vượt qua được giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế này.
Nguồn vốn vay Kho bạc Nhà nước cao nhất vào những năm từ 2008 đến 2011, giai đoạn này là giai đoạn NHCSXH bắt đầu triển khai cho vay chương trình tín dụng Học sinh sinh viên, nhu cầu nguồn vốn của xã hội là rất lớn, do đó Chính phủ cho phép NHCSXH được vay nguồn vốn của Kho bạc Nhà nước dưới hình thức hợp đồng tạm ứng để đảm bảo được nguồn vốn cho vay cho đối tượng Học sinh sinh viên trên toàn quốc. Thời điểm từ 2012 đến nay, NHCSXH bắt đầu tự chủ được nguồn vốn cho vay các chương trình nên hoàn trả dần nguồn vốn này cho Kho bạc Nhà nước, hiện nay NHCSXH không còn nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn vay nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ, gần như không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn. NHCSXH gần như không tập trung vào nguồn vốn này, chỉ vay nguồn vốn này khi nhận thấy có cơ hội hợp tác với các tổ chức nước ngoài và lãi suất nguồn vốn thấp.
2.2.4. Vốn nhận ủy thác của chính quyền các địa phương
Xóa đói giảm nghèo nói chung và thực hiện công tác tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương. Nguồn vốn ủy thác từ chính quyền địa phương sang NHCSXH để thực hiện cho vay các đối tượng chính sách đã thể hiện rõ điều này. Đến 31/12/2017 đã có 63/63 tỉnh thành có nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH với tổng số tiền 9.104 tỷ đồng.
Bảng 2.8. Nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách địa phương
2013 4.273 424 11,02% 3,31%
2014 4.856 582 13,63% 3,56%
2015 4.895 39 0,81% 3,34%
2016 6.783 1.888 38,58% 4,18%
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong đó có yêu cầu "tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ’ ’. Năm 2016-2017, nguồn vốn từ Ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tăng mạnh với mức độ tăng trưởng trên 30%/năm. Đây là nguồn vốn tiềm năng có thời hạn dài, chi phí thấp mà NHCSXH hướng đến trong các năm tới.
2.3. Đánh giá thực trạng nguồn vốn và hoạt động phát triển nguồnvốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
2.3.1. Những mặt được
Sau 15 năm hoạt động, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và triển khai có hiệu quả của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các cấp và sự nỗ lực từ trong nội bộ, NHCSXH đã tập trung được nguồn lực khá lớn để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH có sự chuyển dịch rõ ràng, các nguồn vốn mà NHCSXH tự tạo lập có tỷ lệ ngày càng cao, hạn chế được sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước. Điển hình là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và nguồn vốn huy động trên thị trường. Từ đó, tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của các đối tượng thụ hưởng, tiếp nhận và triển khai chủ động, kịp thời các chương trình tín dụng được Nhà nước giao.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách; ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách chưa kịp thời. Bên cạnh đó, một số địa phương dành nguồn lực từ ngân sách để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn còn hạn chế.
Thứ hai, hiện nay có một số chương trình tín dụng chính sách có thời hạn